top of page
Tìm kiếm
Ảnh của tác giảHoa Nguyen

Chữa bệnh nhờ thiên nhiên: Bài học từ loài khỉ biến khu rừng thành “hiệu thuốc”

Nếu con người dựa vào các phương thuốc y học được nghiên cứu từ phòng thí nghiệm để chữa lành bệnh tật thì các loài động vật lại sử dụng nguồn dược liệu có sẵn trong chính môi trường sống tự nhiên để ngăn ngừa, chữa bệnh và đẩy lùi ký sinh trùng.


Phát hiện thú vị khi quan sát loài khỉ Tamarin



Hiện tượng thú vị này được gọi là zoopharmacognosy - dùng để chỉ những động vật có khả năng phòng ngừa và điều trị bệnh nhờ vào việc ăn hoặc bôi cây thuốc, đất, côn trùng… Một số loài thường tiêu thụ chất bẩn để có được các khoáng chất cần thiết và tạo điều kiện cho quá trình tiêu hóa tốt hơn. Khả năng tự chữa lành này được tìm thấy ở động vật có vú như voi, gấu, nai sừng tấm và đặc biệt phổ biến ở các loài linh trưởng.


Mới đây, phòng thí nghiệm Linh trưởng học Đại học São Paulo (UNESP) ở Brazil đã tiến hành quan sát loài khỉ sư tử mặt đen Tamarin (Leontopithecus chrysopygus) và phát hiện chúng có khả năng chữa bệnh kỳ diệu thông qua hành vi cọ xát cơ thể vào thân cây. Hiện nay, khỉ Tamarin được tìm thấy nhiều ở rừng rậm thuộc khu vực Đại Tây Dương và là một trong số các động vật bị đe dọa tuyệt chủng.


Nhóm nghiên cứu bắt đầu với việc theo dõi một số nhóm Tamarin trong rừng để thu thập các dữ liệu hành vi. Họ thức dậy lúc bình minh để quan sát những chú khỉ rời khỏi chỗ trú đến khi chúng trở về để ngủ trước khi mặt trời lặn. Đến một ngày, nhóm đã phát hiện khỉ Tamarin cọ xát cơ thể lên những thân cây phủ đầy nhựa. Lúc đầu, họ nghĩ rằng chúng đang đánh dấu lãnh thổ - một hành vi rất phổ biến ở loài này. Nhưng khi thấy những con khỉ trong nhóm cùng nhau chà xát lên chỗ nhựa cây chảy ra và phủ đầy nhựa lên lông của chúng, họ đinh ninh rằng có nguyên nhân gì đằng sau nên đã lấy mẫu vỏ và nhựa cây để xác định vấn đề.


Nhựa cây chữa bệnh


Mùi của loại cây này rất đặc biệt, người dân địa phương thường gọi nó là cabreúva. Nhựa cây có mùi gỗ nồng kèm với mùi của quế, đinh hương, mật ong và cây thông. Đây là một loại cải thìa có tên Myroxylon peruiferum, vốn nổi tiếng trong y học cổ truyền với các đặc tính kháng sinh, chống viêm và chống ký sinh trùng. Các nhà nghiên cứu đã đặt camera ẩn ở những góc khỉ Tamarin thường lui tới và phát hiện thêm nhiều loại động vật có vú đã “ghé thăm” cây này. Tổng cộng có đến 10 loài vật khác nhau dùng nhựa cây cabreúva để chữa bệnh bằng cách cọ xát hoặc ăn trực tiếp nhựa tiết ra từ thân cây, như là mèo gấm Ocelot, thú ăn kiến, gấu mèo Coati, chồn Tayra, lợn Peccary…



Các loài động vật có rất nhiều cách thú vị để hưởng lợi từ thiên nhiên và đây cũng là lần đầu tiên chúng ta quan sát được cách một số loài tự dùng thuốc chữa bệnh trực tiếp từ cây cối xung quanh. Chẳng hạn như thú ăn kiến tận dụng móng vuốt lớn của chúng và xé vỏ cây nhằm kích thích cây tiết nhựa trước khi bắt đầu cọ xát cơ thể, đồng nghĩa với việc chúng có thể chủ động tìm ra cách tốt nhất để “chữa bệnh” cho mình. Kỳ lạ hơn nữa, những chú chim sẻ còn biết rải nhựa lên lông của nhau và thực hiện theo từng cặp một, đầu hướng về phía nhau. Nhìn chung, các loài đều có chủ ý đến thăm cây cabreúra để lấy nhựa tự chữa bệnh

Với đặc tính chữa lành vết thương và đẩy lùi ký sinh trùng, cabreúva có thể được xem là một “hiệu thuốc thông dụng” cho các “cư dân” của rừng Đại Tây Dương tại Brazil. Đối với loài sư tử, việc sử dụng nhựa cabreúva làm thuốc còn đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống lại bệnh sốt vàng da - một căn bệnh lây lan do muỗi, có khả năng tiêu diệt các quần thể linh trưởng.


Loại cây này đã trở thành một nguồn dược liệu thiên nhiên có giá trị và được tận dụng đáng kể, bởi nó giúp các loài duy trì quần thể bằng cách cải thiện sức khỏe và tăng khả năng sinh sản. Khám phá này khá quan trọng và giúp chúng ta có ý thức bảo tồn hơn, vì sự biến mất của cây sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của một số loài động vật.


Đã ghi nhận ở nhiều nơi trên thế giới



Ngoài loài Tamarin ở Brazil, những trường hợp đầu tiên được ghi nhận có thể tự chữa bệnh nhờ thiên nhiên là vào năm 1983, khi các nhà nghiên cứu nhận thấy những con tinh tinh ở Tanzania tự gấp và nuốt lá mà không nhai chúng (1). Các đàn tinh tinh khác ở Uganda và Nigeria cũng có hành vi tương tự (2).


Đây chính là một dạng tự dùng thuốc, bởi phân chứa đầy lá cây sẽ không tiêu hóa được và những con ký sinh trùng sẽ bị thải bỏ ra ngoài (3). Có vẻ như những con tinh tinh đang tận dụng bề mặt xù xì và nhiều lông của lá để giun bám vào khi lá đi qua hệ thống tiêu hóa, tẩy sạch ruột có chứa nhiều giun.

Tiêu thụ than củi cũng là cách hay để làm giảm chứng khó tiêu và đặc biệt được dùng như một loại thuốc giải độc. Phương pháp này vẫn được con người sử dụng rộng rãi, nhưng nó cũng được những chú khỉ đỏ Colobus ở Zanzibar áp dụng. Chế độ ăn của loài khỉ này phần lớn là các loại lá non khá độc cho nên việc ăn thêm than củi sẽ giúp vô hiệu hóa các độc tố trong lá.



Một ví dụ phổ biến hơn với chúng ta là những chú chó và mèo cưng ở nhà có thể tự chữa bệnh và tăng cường hệ tiêu hóa bằng cách ăn cỏ. Vì cỏ sẽ kích thích gây nôn mửa nếu chúng đang bị đau bụng hoặc có ký sinh trùng bên trong dạ dày.

Những quan sát này đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho ngành dược học tương lai (4). Giáo sư Eloy Rodriguez, một trong những người giới thiệu khái niệm zoopharmacognosy đã kết luận rằng: “Một số hợp chất mà các loài động vật sử dụng để tiêu diệt giun ký sinh có thể hữu ích trong việc chống lại các khối u (5). Dù vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để chứng minh lợi ích của thực vật trong rừng, nhưng một số công ty dược phẩm và viện y tế đã thành công trong việc tìm ra các hợp chất chống ung thư và HIV khi sàng lọc các loài thực vật ở rừng nhiệt đới (6).

Comentarios


bottom of page