top of page
Tìm kiếm

Lý do thực sự khiến phụ nữ dễ bị lạnh hơn đàn ông

Có lẽ hình ảnh một cô gái phải xuýt xoa mượn áo khoác của người yêu và trùm kín mít chỉ vì lạnh đã không còn xa lạ với nhiều người. Nhưng đâu mới chính là lý do cơ thể phụ nữ luôn cảm thấy lạnh hơn đàn ông, khi họ ở cùng một môi trường khí hậu, nhiệt độ, thậm chí trong cùng một căn phòng?


Ở cùng một địa điểm, cùng trọng lượng, phụ nữ sẽ luôn cảm thấy "lạnh tê tái" hơn đàn ông.

Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Trường Y Đại học Maryland cho thấy rằng mặc dù nhiệt độ cơ thể thay đổi theo từng người, từng ngày, nhưng lúc nào nhiệt độ trong cơ thể của phụ nữ luôn cao hơn so với nam giới (1).


Khác biệt về mặt sinh học: Ở cùng một trọng lượng cơ thể, phụ nữ thường có ít cơ bắp hơn đàn ông. Do đó, hoạt động cơ thể của họ sinh nhiệt ít hơn. Các phản ứng trong cơ thể phụ nữ cũng vậy, họ có tỷ lệ trao đổi chất thấp hơn nam giới. Điều này một phần nào khiến phái đẹp chịu lạnh kém hơn phái mạnh.


Một nguyên nhân quan trọng và có ý nghĩa nhất chính là trong thời kỳ mang thai, phụ nữ luôn bảo tồn nhiệt độ bên trong cơ thể của họ tốt hơn nhằm mục đích giữ ấm cho thai nhi. Kết quả là khi nhiệt độ môi trường xung quanh có biến động, hệ thống tuần hoàn của người phụ nữ sẽ chuyển nhiệt ra khỏi da qua tứ chi. Đây cũng có thể là nguồn gốc của câu nói “bàn tay lạnh, trái tim nóng” để lý giải vì sao tay và chân của phái đẹp thường lạnh hơn các bộ phận khác trên cơ thể. Đối với nam giới, nhiệt độ cơ thể có giảm nhưng rất nhẹ nên họ sẽ thường không để ý đến.


Sự khác biệt về nội tiết tố: Estrogen làm giãn nở các mạch máu ở các đầu chi, còn progesterone có thể làm cho các mạch trên da co lại. Vào tuần đầu sau khi trứng rụng, mức progesterone trong cơ thể phụ nữ thường tăng cao, khiến họ đặc biệt nhạy cảm với nhiệt độ lạnh. Nếu đo nhiệt độ trên da nam giới và phụ nữ lúc này, mức chênh lệch có thể lên tới 3 độ C (2).


Ngày “dâu rụng”, cơ thể nữ giới thiếu sắt gây giảm nhiệt: Chu kỳ “đèn đỏ” ở phụ nữ hầu như không giống nhau, có người dài, có người ngắn nhưng họ có cùng chung đặc điểm là bị hạ nhiệt độ cơ thể ngay trước khi những ngày này bắt đầu. Khoa học giải thích rằng, trước thời kỳ kinh nguyệt, lượng sắt (khoáng chất quan trọng giúp các tế bào máu vận chuyển ôxy, chất dinh dưỡng và nhiệt tới mọi tế bào của cơ thể) bị sụt giảm - có thể ở mức thấp nhất - gây ra tình trạng giảm số lượng hồng cầu, giảm khả năng hoạt động của máu dẫn đến sự mất nhiệt của cơ thể.


Hệ tuần hoàn có vấn đề: Hệ tuần hoàn có chức năng tuần hoàn máu trong cơ thể. Về mặt sinh lý không có sự khác biệt về cấu trúc tuần hoàn giữa nam và nữ, nhưng khi hệ tuần hoàn có vấn đề như bị tắc nghẽn hay hoạt động kém hiệu quả do bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp, tăng huyết áp… sẽ làm cho nhiệt độ cơ thể giảm xuống biểu hiện qua bàn tay, bàn chân lạnh. Nếu biểu hiện “lạnh” này diễn ra liên tục thì người bệnh nên đến khám tại bệnh viện càng sớm càng tốt.


Làm thế nào để dung hòa sự khác biệt này?


Ảnh: Theconversation

Sự khác biệt trong ngưỡng chịu đựng nhiệt độ của con người là một phần mà cơ chế tiến hóa đã lập trình, chúng ta chỉ có thể chấp nhận chứ không thể ra sức chống lại nó. Tiến sĩ Tali Magory Cohen, tác giả nghiên cứu đến từ Đại học Tel-Aviv lý giải:

Đôi khi sự khác biệt này lại đem đến lợi ích. Vì chúng ta không nhất thiết bên nhau mỗi ngày và cũng không ai nắm tay nhau tới sáng, gối đầu tới tối cả. Cho nên điểm mấu chốt mà chúng ta có thể chỉ ra đó chính là sự khác biệt về cảm giác nhiệt không dẫn đến mâu thuẫn. Ngược lại, nó có nghĩa là các cặp vợ chồng nên giữ một khoảng cách nào đó với nhau, để mỗi cá nhân có thể tận hưởng một chút yên bình và tĩnh lặng (3).

Nhiều cặp đôi ngày nay đã áp dụng "Phương pháp ngủ Scandinavian" để "giữ lửa" trong hôn nhân. Theo đó, họ sẽ ngủ trong hai phòng khác nhau hoặc ngủ cùng giường nhưng đắp chăn riêng. Và đây là một cách để khắc phục sự khác biệt về sở thích nhiệt độ giữa hai giới.


Với đa số phụ nữ, cảm giác lạnh hơn so với nam giới thường không gây trở ngại trong cuộc sống. Tuy nhiên, có những người phải chịu ảnh hưởng lớn như đau đầu, buồn nôn... Do thân nhiệt thấp nên họ phải tìm kiếm các biện pháp để làm cơ thể nóng lên như dùng gừng và tỏi. Ngoài ra, phái nữ cũng có thể sử dụng thêm bạch quả, một loại thảo dược giúp tuần hoàn máu tốt.


Tập thể dục là một biện pháp giúp tim khỏe mạnh hơn, giúp tăng số lượng các mao mạch trong cơ thể và cải thiện lưu thông máu nói chung. Đối với mỗi người sẽ có những lựa chọn riêng để khắc phục sự mất nhiệt tại các bộ phận cơ thể riêng biệt, vì dụ như đi xe đạp sẽ giúp cải thiện lưu lượng máu ở chân, chèo thuyền sẽ có hiệu lực vào cánh tay và bơi lội là bài tập hoàn hảo cho toàn bộ cơ thể. Tập thể dục với các bài tập phù hợp với độ tuổi là một cách tiếp cận chủ động để máu lưu thông tốt, tránh xơ vữa, tắc nghẽn động mạch và hình thành thói quen tốt cho sức khỏe sau này.


留言


bottom of page