top of page
Tìm kiếm

Nghỉ việc giữa thời suy thoái: Là liều lĩnh hay bản lĩnh?

Trong bối cảnh nhiều công ty đang đồng loạt cắt giảm nhân sự vì suy thoái kinh tế, việc từ bỏ công việc ổn định là một ý tưởng khá liều lĩnh. Nếu bạn đang nung nấu ý định nghỉ việc, hãy đảm bảo đó không phải là một quyết định sai lầm.


Làm thế nào để biết quyết định của mình liệu có chính xác? Khi đã quyết tâm thôi việc, đâu là những điều nên và không nên làm để tránh nuối tiếc về sau?


nghỉ việc, suy thoái, sếp, cấp trên, khủng hoảng, sa thải, doanh nghiệp, nhân viên

Ra đi hay ở lại?


Dù quyết định nghỉ việc giữa thời điểm suy thoái kinh tế có thể đang đi ngược lại với suy nghĩ chung của đám đông nhưng ít nhất, bạn không cô đơn.


Theo một cuộc khảo sát của hãng kiểm toán PwC trên phạm vi 18.000 công nhân trên khắp châu Á Thái Bình Dương, chỉ có 57% nhân viên hài lòng với công việc của họ và một phần năm nhân viên cho biết họ sẽ chuyển sang công ty khác (1).

Bình thường, tìm kiếm một công việc mới phù hợp với mức lương, phúc lợi như mong đợi đã không phải là chuyện dễ dàng. Thời kỳ thị trường "đóng băng" càng khiến quá trình tìm việc mới trở nên khó khăn hơn khi mà các công ty đều đang "thắt lưng buộc bụng" và xoay xở mọi cách để cắt giảm chi phí. Đứng trước viễn cảnh về một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, không mấy ai dám nghĩ về việc từ bỏ công việc và sự ổn định hiện có. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người lựa chọn rời bỏ một công việc đã không còn nhiệt huyết, bất chấp mọi rủi ro và áp lực.


nghỉ việc, suy thoái, sếp, cấp trên, khủng hoảng, sa thải, doanh nghiệp, nhân viên

Đưa ra quyết định từ chức đã không mấy đơn giản, vậy nên bạn hãy cố gắng cư xử thật khéo léo để quá trình nghỉ việc bớt khó khăn. Hơn nữa, cách bạn ứng xử trong quá trình thôi việc cũng ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ, hình ảnh cá nhân cũng như những cơ hội trong tương lai.


LeLa Journal đưa ra một vài lời khuyên dưới đây, hy vọng sẽ giúp bạn đóng lại một "chương cũ" thật suôn sẻ và mở ra một chặng đường mới thật thuận lợi.


Trước khi quyết định nghỉ việc


  • Để cảm xúc chi phối sẽ khiến bạn hối hận

Lúc tranh cãi gay gắt với đồng nghiệp, khi bị cấp trên chỉ trích nặng nề hay phải chịu sự than phiền vô lý của khách hàng, những lúc như vậy ta chỉ muốn gạt phăng mọi thứ và nghỉ việc ngay lập tức. Ở thời điểm đó, những ức chế dồn nén bấy lâu khiến ta cảm thấy mình cũng chẳng cần công việc này đến thế, mức lương cỏn con chẳng đáng để ta phải đánh đổi. Bỏ việc, chỉ có bỏ việc ngay lúc này mới xoa dịu được lửa giận bừng bừng trong người.


nghỉ việc, suy thoái, sếp, cấp trên, khủng hoảng, sa thải, doanh nghiệp, nhân viên

Trong tiếng Anh, có một thuật ngữ miêu tả hành động nghỉ việc đột ngột vì tức giận như vậy, gọi là "rage quitting". "Rage quitting" mang lại cảm giác thỏa mãn ngay tức thì vì bạn không còn phải nhìn những người bạn không ưa, không cần phải làm những việc bạn phát ngấy.


Tuy nhiên, nghỉ việc trong tình huống này có thể sẽ khiến chúng ta phải hối hận. Nghiên cứu năm 2020 của Tiến sĩ Philip Meissner và cộng sự cho thấy những cảm xúc tiêu cực sẽ làm suy giảm chất lượng của những quyết định quan trọng (2). Khi tức giận, suy nghĩ của chúng ta trở nên mơ hồ và không cân nhắc được các hậu quả về sau, từ đó dẫn đến hành động một cách thiếu logic. Bởi vậy, cố gắng đừng bao giờ quyết định bất cứ điều gì khi bạn đang bị cảm xúc "điều khiển".


  • Cố thay đổi tình hình trước khi thật sự từ bỏ


nghỉ việc, suy thoái, sếp, cấp trên, khủng hoảng, sa thải, doanh nghiệp, nhân viên

Nếu lý do bạn muốn nghỉ việc là điều mà cấp trên có thể xử lý, trước hết hãy thử giải quyết bằng cách đối thoại. Mức lương quá ít hay khối lượng công việc quá nhiều đều có thể điều chỉnh nếu bạn đưa ra được lý do thuyết phục. Đôi khi, cấp trên sẵn lòng thay đổi nhiều hơn là bạn nghĩ.


Bằng cách trình bày vấn đề một cách rõ ràng, hai bên có thể thương lượng để tìm ra giải pháp chung. Lúc đó, bạn sẽ nhận ra tình hình không bế tắc đến thế và hoá ra những bất mãn có thể được thỏa mãn bằng nhiều cách chứ không nhất thiết phải từ chức.

  • Hỏi ý kiến người thân


nghỉ việc, suy thoái, sếp, cấp trên, khủng hoảng, sa thải, doanh nghiệp, nhân viên

Trước khi nghỉ việc, hãy chia sẻ với gia đình và bạn bè thân thiết về suy nghĩ cũng như dự định của bạn. Qua việc nói chuyện với người mình tin tưởng, bạn sẽ biết thêm một góc nhìn khách quan về tình hình hiện tại cũng như hướng đi trong tương lai. Họ cũng là những người sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm công việc mới và đồng hành cùng bạn trong khoảng thời gian thất nghiệp chênh vênh phía trước.


Tuy nhiên, hãy hạn chế chia sẻ về dự định nghỉ việc với các đồng nghiệp làm cùng cơ quan. Bạn sẽ rơi vào tình trạng khó xử nếu chuyện đến tai cấp trên trong khi bạn vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng.


  • Tập trung vào mục tiêu tương lai thay vì nguyên nhân quá khứ

Những vấn đề tiêu cực tại công ty là nguyên nhân khiến bạn muốn nghỉ việc nhưng khi cân nhắc đến việc từ chức, hãy để những mục tiêu trong tương lai "dẫn lối".


Có một số câu hỏi bạn cần trả lời như: Cuộc sống mình muốn hướng tới là gì? Công việc như thế nào có thể giúp có được cuộc sống đó? Liệu một công việc mới có mang lại nhiều giá trị tích cực hơn hay chỉ là một giải pháp tạm thời cho những vấn đề hiện tại?


Bằng cách này, bạn sẽ có cái nhìn xác đáng về quyết định thôi việc của mình, sẽ không bị những sự tức tối, bất mãn trước mắt che mờ lựa chọn tương lai.


Đã nghỉ việc thì nghỉ sao cho đúng?


nghỉ việc, suy thoái, sếp, cấp trên, khủng hoảng, sa thải, doanh nghiệp, nhân viên

  • Hãy thẳng thắn và tích cực

Khi thông báo quyết định nghỉ việc với cấp trên, hãy giữ cho mình một thái độ lịch sự và chân thành. Nếu bạn cảm thấy không hài lòng với một số khía cạnh trong công việc, hãy thẳng thắn trao đổi với ngôn từ mang tính xây dựng. Tuyệt đối đừng phàn nàn về đồng nghiệp hay chỉ trích công ty trước khi bạn "dứt áo ra đi".


"Cho dù trải nghiệm của bạn tại công ty là một giấc mơ đẹp hay một cơn ác mộng, việc hủy hoại các mối quan hệ cũng chẳng mang lại ích lợi gì. Thế giới này rất nhỏ bé và bạn không thể biết khi nào mình sẽ gặp lại các đồng nghiệp cũ trên đường đời" - Amanda Augustine, chuyên gia tư vấn nghề nghiệp của TopResume, chia sẻ (3).

  • Đừng xin nghỉ việc qua điện thoại

Cách thức bạn thông báo từ chức cho thấy sự tôn trọng của bạn với cấp trên cũng như thể hiện tác phong làm việc của bạn. Đừng vì khó chịu hay bực bội mà báo tin nghỉ việc bằng một cuộc điện thoại hay tin nhắn. Thay vào đó, bạn nên hẹn một buổi nói chuyện trực tiếp với quản lý của mình.


nghỉ việc, suy thoái, sếp, cấp trên, khủng hoảng, sa thải, doanh nghiệp, nhân viên

Gặp mặt trực tiếp sẽ giúp bạn truyền tải thông điệp một cách chính xác, tránh được những hiểu lầm và xung đột không đáng có. Ngoài ra, khi trao đổi "mặt đối mặt", bạn cũng có thể quan sát được ngôn ngữ cơ thể của đối phương nhằm tìm ra cách giao tiếp tinh tế, khéo léo hơn.

  • Hãy chăm chỉ cho đến ngày cuối cùng

Giống như học sinh khi đến gần kỳ nghỉ thường không thể tập trung vào bài vở, nhiều người sau khi xin nghỉ việc sẽ nảy sinh tâm lý "rã đám" và bắt đầu chểnh mảng. Tuy nhiên, nếu bạn đã dày công chuẩn bị cho ngày làm việc đầu tiên hoàn hảo thì cũng nên chuẩn bị cho những ngày cuối thật đẹp.


"Hãy làm việc như bình thường và cố gắng hoàn thành mọi dự án còn dang dở. Đây là những lần gặp gỡ cuối cùng của bạn với đồng nghiệp. Bạn sẽ không muốn bảo huỷ hoại danh tiếng mà bao nhiêu năm qua mình đã dày công vun đắp" - Sue Fox, tác giả cuốn sách Business Etiquette For Dummies, đưa ra lời khuyên (4).


nghỉ việc, suy thoái, sếp, cấp trên, khủng hoảng, sa thải, doanh nghiệp, nhân viên

Nghỉ việc là một quyết định khó khăn đòi hỏi sự đánh giá kỹ lưỡng và cân nhắc thận trọng, đặc biệt là trong tình hình đi tới đã khó mà đi lùi càng chẳng dễ như hiện nay. Vậy nên, hãy chuẩn bị mọi thứ tốt nhất có thể để đây không phải là một quyết định sai lầm.

Tuy nhiên, nếu có những bước chuẩn bị tốt cùng với cách hành xử chuyên nghiệp, đây có thể là bản lề cho bước ngoặt sự nghiệp của bạn. Vì vậy, hãy cố gắng để quá trình nghỉ việc của mình diễn ra thật suôn sẻ, thuận lợi trong khi theo đuổi những cơ hội tốt hơn cho sự nghiệp của mình.


Comentários


bottom of page