top of page
Tìm kiếm

Chăm sóc sức khỏe tinh thần đúng cách trong thời kỳ suy thoái

Suy thoái kinh tế không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng đời sống và các kế hoạch tài chính. Những thay đổi về việc làm, nguồn thu nhập và cắt giảm chi tiêu còn dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho tâm trí.


Nghiên cứu của Tiến sĩ Olivia Guerra và cộng sự năm 2021 cho thấy khủng hoảng kinh tế có mối tương quan với tình trạng trầm cảm, lo lắng, tự hủy hoại bản thân và tự tử (1). Cụ thể, thông qua quá trình khảo sát 127 bài báo khoa học, các nhà khoa học phát hiện nạn thất nghiệp là nguyên nhân góp phần lớn làm gia tăng các triệu chứng trầm cảm trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.


suy thoái, sức khỏe, tinh thần, trầm cảm, lo âu, lo lắng, điều trị, đối phó, khủng hoảng

Không chỉ vậy, các trường hợp rối loạn trầm cảm nghiêm trọng còn được tìm thấy ở những người lao động gặp khó khăn trong việc trả nợ thế chấp hoặc bị tịch thu nhà. Nghiên cứu còn chỉ ra rằng những nhân viên nhận thấy công việc của mình đang bị bấp bênh sẽ gặp phải các cơn lo âu cao hơn bình thường 21.2%.


Trong số 48 bài báo khoa học về tự tử, có đến 45 nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tự tử đã tăng lên trong thời kỳ suy thoái (2). Một nghiên cứu khác từ nhóm của Tiến sĩ Diana Frasquilho cho thấy tình hình kinh tế ảm đạm có thể khiến nhiều người rơi vào vòng xoáy lạm dụng chất kích thích như rượu, thuốc lá, ma túy (3).

Do đó, việc nhận thức được tình trạng sức khỏe tinh thần của mình là điều tối quan trọng để giúp bạn đương đầu với sự bất ổn.


Lấy lại sự bình tĩnh


suy thoái, sức khỏe, tinh thần, trầm cảm, lo âu, lo lắng, điều trị, đối phó, khủng hoảng

Một trong những triệu chứng thường gặp của rối loạn lo âu và trầm cảm đó là xuất hiện những suy nghĩ không mong muốn như cảm thấy ghét bỏ bản thân, muộn phiền vì sự bất lực và không thấy lối ra.


Tình trạng này có thể bắt nguồn khi bạn không cảm thấy an toàn trước những biến động trong cuộc sống, đặc biệt là khi bạn phải đối diện với những thay đổi quan trọng như mất việc, giảm lương hay chi phí sinh hoạt tăng cao. Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA) đã chỉ ra chứng rối loạn lo lắng có thể gây nên căng thẳng không chỉ về tinh thần mà còn ở thể chất như chóng mặt, hơi thở rối loạn, gia tăng nhịp tim (4), điều này có thể dẫn đến hành vi bốc đồng khi chưa cân nhắc kỹ.


Như trong bài viết trước của LeLa Journal đã đề cập, suy thoái là giai đoạn bạn phải đối mặt với những quyết định quan trọng để không tiêu hết số tiền tiết kiệm ít ỏi. Chính vì vậy, bạn phải nhanh chóng tìm cách đối phó và bước ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực này trước khi để chúng làm hại đến bản thân mình.


suy thoái, sức khỏe, tinh thần, trầm cảm, lo âu, lo lắng, điều trị, đối phó, khủng hoảng

Bạn có thể thực hiện các phép thở yoga giúp giảm rối loạn lo âu hoặc sử dụng một số ứng dụng âm nhạc trị liệu như Headspace, Calm, Medito. Cảm nhận được hơi thở, không gian và đồ vật xung quanh có thể giúp bạn tìm lại cảm giác an toàn, đồng thời tạo ra một khoảng nghỉ cho tâm trí. Từ đó, bạn có thể có được sự bình tĩnh và tâm lý ổn định để tiếp tục đương đầu khó khăn.


Bạn cần nhớ rằng nên thực hành thường xuyên những bài tập thở ngay cả khi bạn không ở trong những cơn lo lắng và hoảng loạn. Khi não của bạn đã quen với cơ chế tỉnh táo, bạn sẽ dễ dàng chiến thắng những suy nghĩ tiêu cực của mình hơn.

Xây dựng chiến lược đối phó


Sau khi đã bình tĩnh trở lại, điều tiếp theo mà bạn cần đối mặt là xây dựng những kế hoạch đối phó với những tình huống xấu. Quá trình này có thể khơi dậy nhiều suy nghĩ lo lắng hơn, vì vậy, hãy chắc chắn bạn đang ở trong một trạng thái ổn định trước khi bắt tay vào thực hiện.


suy thoái, sức khỏe, tinh thần, trầm cảm, lo âu, lo lắng, điều trị, đối phó, khủng hoảng

Bạn có thể áp dụng chiến lược "Kịch bản tệ nhất có thể xảy ra" để đo lường và quản lý rủi ro (5). Như tên gọi của nó, việc cần làm là lên danh sách những vấn đề khiến bạn lo lắng và bất an và đưa ra những giải pháp xử lý với từng vấn đề. Sự chuẩn bị không chỉ giúp bạn ở trong tâm thế "đối diện" thay vì "trốn chạy", mà còn mang lại cảm giác an tâm khi bạn đã có phương án xử lý. Bạn có thể tham khảo cách làm ở bảng sau:


suy thoái, sức khỏe, tinh thần, trầm cảm, lo âu, lo lắng, điều trị, đối phó, khủng hoảng

Hãy dành nhiều thời gian cho bài tập này nhiều nhất có thể và thường xuyên đánh giá lại tình hình để điều chỉnh các phương án cho phù hợp với thực tế.


Ngoài ra, bạn cần phải chuẩn bị kế hoạch cho tương lai khi suy thoái đã đi qua và bức tranh dần khởi sắc. Nếu công việc hiện tại của bạn đang gặp vấn đề, liệu bạn có thể phát triển thêm kỹ năng nào để tìm một công việc tốt hơn? Nếu số tiền tiết kiệm vẫn khiến bạn chật vật trong giai đoạn khó khăn, vậy bạn có phương án nào để xây dựng quỹ dự phòng khẩn cấp hợp lý hơn cho tương lai? Nếu các khoản đầu tư của bạn không chống chọi tốt trước rủi ro, bạn nên tái cơ cấu danh mục thế nào để cân bằng giữa hai yếu tố sinh lợi và an toàn?


Nhìn về tương lai là cách để bạn tránh "dẫm chân" lên những sai lầm cũ và giảm thiểu lo âu khi khó khăn lại ập đến.


Tìm kiếm sự giúp đỡ khi tinh thần bất ổn


Suy thoái đôi khi có thể khiến bạn cảm thấy cô đơn và bất lực trước tình cảnh hiện tại. Nhưng hãy nhớ rằng bạn không hề một mình trên chặng đường này. Khi đối diện với sự căng thẳng, bạn nên tìm đến những người cho mình cảm giác an toàn để nhận được sự giúp đỡ.


Một lời khuyên cho bạn đó là vào những lúc ổn định, hãy nghĩ về điều bạn cần nếu như bạn phải đối diện những khoảng thời gian khó khăn về tinh thần. Liệu bạn cần một người giúp đánh lạc hướng sự chú ý, hay một người nào đó có thể lắng nghe mình chia sẻ? Bạn cũng có thể lên danh sách những sự giúp đỡ bạn có thể cần và chia sẻ nó với những người xung quanh. Điều này sẽ giúp bạn nhận được trợ giúp tốt hơn cũng như có kế hoạch phòng bị cho trường hợp xấu.


suy thoái, sức khỏe, tinh thần, trầm cảm, lo âu, lo lắng, điều trị, đối phó, khủng hoảng

Mặt khác, nếu như bạn đang trong quá trình điều trị hoặc khi những vấn đề tâm lý của bạn trở nên nặng hơn, hãy liên hệ ngay với các nhà tư vấn để nhận được sự giúp đỡ chuyên nghiệp. Trong trường hợp quỹ tiết kiệm không còn nhiều, hãy phân bổ lại tài chính hoặc sử dụng các gói trả sau để bạn có thể duy trì việc gặp những chuyên gia này, cho dù là phải kéo dài khoảng thời gian giữa các cuộc hẹn. Ví dụ như thay vì hai tuần một lần, thì bạn có thể giãn cách các cuộc hẹn thành mỗi tháng một lần hoặc một tháng rưỡi một lần. Bằng cách đó, bạn và chuyên gia có thể cùng theo dõi tình trạng tâm lý, điều chỉnh phác đồ điều trị nếu cần thiết.


Hơn bất cứ thời điểm nào, chăm sóc sức khỏe tinh thần là một trong những điều chúng ta phải đặc biệt quan tâm khi cơn bão suy thoái kinh tế kéo đến. Bên cạnh những chiến lược kể trên, bạn cũng nên chú trọng đến cơ thể mình bằng cách ăn uống đầy đủ, ngủ đúng giờ đúng giấc và tập thể dục đều đặn để tâm trí được giải phóng.

Comments


bottom of page