top of page
Tìm kiếm
Ảnh của tác giảHảo Hảo

"Mùa dâu rụng": Không chỉ ảnh hưởng tinh thần mà còn xáo trộn sức khỏe đường ruột của chị em phụ nữ

Cùng với tình trạng ê ẩm bụng dưới, mệt mỏi, đau lưng… phái nữ còn phải đối mặt với những vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi trong kỳ kinh. Hóa ra, nội tiết tố không chỉ điều khiển chu kỳ kinh nguyệt mà còn gây xáo trộn sức khỏe đường ruột.


Đau bụng trong kỳ kinh nguyệt

Tiêu chảy trước kỳ kinh


Bên cạnh những lý do dùng phải đồ ăn kém vệ sinh, bị ngộ độc thực phẩm… tình trạng tiêu chảy ở nữ giới còn có thể xuất hiện vì "đèn đỏ".


Vào những ngày trước kỳ kinh nguyệt, nếu trứng không được thụ tinh, thì nồng độ nội tiết tố estrogen và progesterone sẽ giảm nhanh chóng, trong khi prostaglandin lại tăng lên. Prostaglandin là axit béo có khả năng làm giãn các mô cơ trơn bên trong tử cung, kích thích tử cung co bóp và làm bong lớp niêm mạc, dẫn đến sự xuất hiện của kinh nguyệt.


Tiêu chảy, táo bón trong kỳ kinh nguyệt

Mặt khác, chất này cũng tạo ra tác động tương tự lên ruột của bạn. Chúng kích thích ruột co bóp liên tục khiến bạn muốn "đi nặng" nhiều hơn (1). Ngoài ra, prostaglandin còn làm tăng bài tiết chất điện giải và nước dẫn đến tiêu chảy (2) (3).


Bạn nên làm gì?


Vì sao gặp tiêu chảy trong kỳ đèn đỏ



Theo lời khuyên của bác sĩ Trần Thị Nga trên chuyên trang Sức khoẻ và Đời sống (thuộc Bộ Y Tế), bạn có thể thực hiện một phương pháp giúp giảm thiểu tình trạng này, như (4):




  • Uống nhiều nước trong ngày để ngăn tình trạng mất nước và uống thêm một cốc nước sau mỗi đợt tiêu chảy.

  • Ăn nhiều bữa nhỏ giúp cơ thể tiêu hóa dễ hơn.

  • Ăn thực phẩm giàu pectin (chất xơ dễ tan trong nước) để giảm tiêu chảy như: chuối, sữa chua…

  • Thức ăn mặn như bánh quy và súp sẽ bổ sung lượng natri bị mất trong quá trình tiêu chảy, giúp cơ thể ít mất nước hơn.

  • Bổ sung một số thực phẩm chứa probiotic (men vi sinh) như: miso, dưa cải… có thể tăng cường lợi khuẩn, giúp giảm các triệu chứng tiêu chảy.

  • Nạp điện giải bằng các loại nước khoáng, nước hoa quả

  • Vận động nhẹ, chẳng hạn đi bộ 15 phút hoặc thiền để giảm căng thẳng.

  • Tránh các loại thức ăn và đồ uống có thể gây kích ứng đường tiêu hóa và làm tình trạng tiêu chảy trầm trọng hơn như: cà phê, rượu bia, nước giải khát có ga, thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, thức ăn nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ, thuốc lá…


Sau tiêu chảy là táo bón


Trong thời gian hành kinh, lượng estrogen trong cơ thể bạn sẽ luôn duy trì ở mức thấp. Điều này không chỉ kéo dài quá trình tiêu hóa, giảm nhu động ruột và gây ra táo bón (5), mà còn làm suy yếu cơ sàn chậu khiến việc đi "nặng" càng trở nên khó khăn hơn (6).


Uống nhiều nước

Bạn nên làm gì? (7)

  • Tập trung nạp các nguồn chất xơ tự nhiên thông qua các loại trái cây dạng sợi, rau hoặc ngũ cốc nguyên hạt như táo, rau có màu xanh đậm, đậu lăng…

  • Tăng lượng nước uống vào giúp phân mềm và dễ đi ngoài hơn.

  • Vận động nhẹ nhàng (tản bộ sau khi ăn…) để kích thích ruột hoạt động.

  • Tranh thủ "giải quyết" ngay khi cảm thấy muốn đi vệ sinh.

  • Bạn cũng có thể tham vấn ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc nhuận tràng để dễ đi hơn.

  • Tránh sử dụng các loại đồ uống chứa caffeine và rượu trong kỳ kinh nguyệt vì sẽ làm mất nước.


Comments


bottom of page