top of page
Tìm kiếm

4 nguyên tắc bảo quản dao làm bếp mà bạn cần biết

Việc chăm sóc cho con dao làm bếp của mình không chỉ là vấn đề bảo vệ tuổi thọ và giá trị của một dụng cụ mà còn về sự an toàn trong nấu nướng. Tin tốt là, điều này không quá tốn kém thời gian. Chỉ một vài thay đổi nhỏ trong thói quen làm bếp sẽ giúp bạn giữ chúng lâu bền.



1. Mài sắc dao


Một trong những nguyên tắc cơ bản nhất trong việc chăm sóc con dao làm bếp của bạn là giữ cho chúng luôn được sắc bén. Một con dao cùn không chỉ khiến cho việc nấu nướng trở nên khó khăn hơn mà còn gây nguy hiểm cho bạn. Bởi lẽ, khi sử dụng một con dao cùn, bạn sẽ phải tác động nhiều lực lên nó hơn, do đó lưỡi dao dễ dàng trượt ra và cắt vào tay của bạn. Để giữ dao sắc bén, bạn hãy sử dụng dao đúng mục đích (đúng chức năng của dao) và hãy mài dao sau mỗi lần sử dụng hoặc sau vài lần sử dụng.


Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ công việc mài dao. Vậy nên, bạn không nhất thiết phải tự mày mò thủ công hay mang ra những cửa hàng chuyên dụng. Dưới đây là một số sản phẩm mài dao chất lượng cao mà bạn có thể tìm thấy tại Việt Nam:

  • Dụng cụ mài dao hai giai đoạn Wusthof: Thiết bị này bao gồm 2 ngăn mài: ngăn mài thô và ngăn mài hoàn chỉnh giúp cho con dao của bạn vừa không bị xỉn lại trơn nhãn và sắc bén.

  • Dụng cụ mài dao ba lớp Lock&Lock: Thiết bị nhỏ gọn với giá thành vừa phải giúp bạn mài bén lưỡi dao một cách dễ dàng và nhanh chóng.

  • Đá mài dao Nhật Bản Lobster Naniwa: Naniwa là công ty hàng đầu thế giới về đá mài khi cung cấp nhiều lựa chọn cho đầu bếp chuyên nghiệp và nghiệp dư.



2. Chọn và sử dụng loại thớt thích hợp


Bề mặt cắt phù hợp chính là yếu tố quan trọng khác trong việc giữ cho con dao của bạn luôn được sắc bén cũng như kéo dài tuổi thọ của nó. Bạn không nên sử dụng thớt với các vật liệu cứng hơn chính con dao của mình. Điều này có nghĩa là bạn không nên mua thớt thuỷ tinh hay đặt dao trực tiếp lên mặt bàn đá hoa cương hay đá cẩm thạch. Những loại vật liệu có đủ khả năng để giữ cho con dao của bạn sắc bén là nhựa hoặc gỗ.


Thớt nhựa có tính chất là nhẹ hơn, giá cả thường phải chăng hơn và có nhiều màu sắc. Chúng cũng dễ vệ sinh vì bạn có thể ngâm trực tiếp trong máy rửa bát. Tuy nhiên, khi sử dụng thớt nhựa, bạn có khả năng tạo ra những vết xước trên thớt mà không thể phục hồi được - những rãnh nhỏ đó là nơi trú ẩn hoàn hảo cho những loài vi khuẩn, khiến cho thớt nhựa trở thành một vật trung gian lây bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra, nhựa cũng có xu hướng mài mòn dao nhanh hơn gỗ. Vậy nên, chúng tôi khuyến khích bạn lựa chọn những chiếc thớt làm bằng gỗ tếch hoặc gỗ bách Nhật Bản. Đây cũng là những chiếc thớt có chất lượng tốt và độ thẩm mỹ cao, được săn đón hàng đầu trong thị trường nấu nướng ngày nay.



Có vô số những thương hiệu thớt đáp ứng những tiêu chí này ở thị trường Việt Nam mà bạn có thể tìm mua, từ những làng nghề thủ công truyền thống đến những thương hiệu đồ dùng nấu nướng lớn trên thế giới. Tuy nhiên, nếu bạn chưa biết nên bắt đầu từ đâu, dưới đây là một vài gợi ý của LeLa:

  • Thớt gỗ bách chống khuẩn KAI: Chiếc thớt có khả năng chống mối mọt, ẩm mốc và đặc biệt là an toàn với sức khỏe.

  • Thớt gỗ teak Chef Studio: Thớt gỗ chứa hàm lượng silica tự nhiên giúp tăng độ cứng mà vẫn không phá hủy cạnh dao của bạn.

  • Thớt gỗ nghiến Tây Bắc: Thớt gỗ có tính bền vững với môi trường, càng dùng nhiều thì bề mặt thớt càng trơ và sẫm màu, thớt gỗ chắc chắn và khó nứt hơn.


3. Rửa sạch dao bằng tay ngay sau khi sử dụng


Hầu hết các loại dao chất lượng đều được làm bằng thép không gỉ hoặc thép carbon, giúp cho chúng ít bị gỉ hơn so với các loại vật liệu khác. Tuy nhiên, nếu không rửa dao ngay sau khi sử dụng, thì axit, nước và các hóa chất ở trong thực phẩm sẽ nhanh chóng huỷ hoại lưỡi dao, để lại vệt đen và rỉ sét ở trên đó.


Việc để dao vào máy rửa bát cũng là một hành động “tra tấn" khác. Với mức độ dịch chuyển của các dụng cụ khi được làm sạch ở bên trong, lưỡi dao của bạn chắc chắn sẽ đập vào những con dao khác, cạnh đĩa hay thậm chí là giá đỡ, khiến cho nó nhanh chóng xỉn màu và có thể bị hỏng lưỡi dao, chưa kể đến việc lực đập của nước có thể làm lỏng cán dao theo thời gian.


Vậy nên, rửa dao bằng xà phòng và nước nóng là cách duy nhất mà bạn nên làm. Hành động này cũng có thể giúp bạn kiểm tra xem bụi bẩn và vụn thức ăn nào còn mắc kẹt ở giữa lưỡi dao và cán dao để có thể xử lý kịp thời. Sau khi rửa dao xong, để giảm thiểu khả năng lưỡi dao của bạn bị rỉ sét, hãy lau chúng bằng khăn khô ngay lập tức. Điều này cũng cho phép bạn cất chúng ở một nơi an toàn thay vì phải đợi chờ cho khô.



4. Lưu trữ và bảo quản dao đúng cách


Bảo quản dao đúng cách là bước cuối cùng để kéo dài tuổi thọ cho con dao nhà bạn. Bởi lẽ, để một con dao ở trong ngăn kéo có thể khiến cho lưỡi dao bị xỉn màu và thậm chí là sứt mẻ khi va đập vào các đồ dùng và dao kéo làm bằng kim loại khác, còn nếu để một con dao chỏng chơ trên bàn thì bạn sẽ có nguy cơ bị cứa vào tay.

Cách nhanh gọn nhất là sử dụng kệ gác dao từ tính treo tường. Cách làm này vừa có thể bảo quản dao một cách tốt nhất lại vừa có thể trưng bày được những thứ mình thích, tăng thêm vẻ đẹp cho không gian bếp. Tuy nhiên, cách làm này không phù hợp lắm với những gia đình có trẻ em và thú cưng do việc nghịch ngợm sẽ khiến chúng dễ dàng bị tổn thương. Vậy nên, một cách làm khác là sử dụng kệ cắm dao bằng gỗ. Nếu có thể, bạn nên tìm mua kệ cắm dao của hãng dao cụ thể mà bạn sử dụng, để có thể bảo quản dao làm bếp một cách tốt nhất.



Comentários


bottom of page