top of page
Tìm kiếm

Chữa lành cho chó mắc chứng sợ hãi và lo âu

Những chú chó mắc chứng sợ hãi hoặc lo âu có thể đã từng trải qua những sự kiện tiêu cực như bị đánh đập trong một thời gian dài, bị xe đụng, hoặc bị chó lạ tấn công dẫn đến thương tích.


chó mắc chứng sợ hãi và lo âu
Ảnh: Richard Unten/Getty Images.

Nếu cún cưng của bạn rơi vào hoàn cảnh trên, bạn cần chuẩn bị tinh thần để kiên trì điều trị và chăm sóc nó, bởi căn bệnh này đòi hỏi nhiều thời gian mới phục hồi. Trong bài viết này, LeLa Journal liệt kê những phương pháp điều trị hữu ích để chúng ta ứng dụng một cách hiệu quả và dễ dàng.


Có thể phát hiện chó mắc chứng sợ và hãi lo âu nếu chúng thường xuyên có những biểu hiện sau:

  1. Cụp tai.

  2. Khúm núm.

  3. Tìm chỗ trốn.

  4. Gọi mà không đến và có ý định bỏ trốn.

  5. Sợ người lạ hoặc chó lạ.

  6. Bỏ chạy khi có tiếng ồn.

  7. Sủa nhưng đuôi cong ngược lại và giấu đuôi giữa hai chân sau.

  8. Đột nhiên đánh dấu lãnh thổ trong nhà.

  9. Không chịu ra khỏi nhà.


chó mắc chứng sợ hãi và lo âu

Chú chó có thể phục hồi hoàn toàn nếu nó có lòng tin vào người chủ. Bởi thế, đầu tiên, bạn cần giúp nó tin tưởng mình bằng 4 phương pháp sau:


1. Tạo cho chó một góc riêng tư trong nhà


Bạn có thể dành cho chó một góc riêng tư trong nhà để nó cảm thấy an toàn. Nếu nó đã chủ động chọn một góc khuất, hãy để yên cho nó trốn ở đó mỗi khi sợ hãi.


Bạn cũng có thể tinh ý tìm cho chó một góc khuất hay không gian riêng tư bằng cách để sẵn khăn, gối hoặc những đồ dùng giữ ấm, sau đó cho nó ăn gần chỗ này vài lần, nó sẽ tự động quay về để ẩn nấp khi cần.

2. Hạn chế tiếng ồn


Những chú chó có biểu hiện sợ hãi lo âu thường nhạy cảm với tiếng ồn. Vì thế, bạn nên hạn chế sử dụng thiết bị gây ồn gần chỗ chó thường nằm, ví dụ như máy xay sinh tố, loa phát thanh, máy hút bụi...


3. Đừng ép chó phải giao tiếp với người lạ hoặc chó lạ


Nếu cún cưng không muốn đi dạo, bạn không nên ép nó phải ra đường, tuy nhiên cũng đừng để nó mãi ở trong nhà. Để giúp chó lấy lại sự tự tin và hoạt bát, bạn có thể động viên nó ra khỏi nhà bằng cách cho nó đến gần cổng, mở cổng ra và để nó làm quen dần. Nếu nó lập tức tìm chỗ trốn khi cổng mở, hãy kiên nhẫn thử lại vào ngày tiếp theo.


chó mắc chứng sợ hãi và lo âu

Khi chó chịu ra khỏi nhà, hãy thưởng nó thức ăn hoặc cái vuốt đầu động viên. Trong lúc dẫn chó đi dạo, nếu thấy chó lạ, bạn hãy ngừng lại để quan sát cún cưng của mình biểu hiện thế nào. Nếu nó tìm cách lẩn trốn, bạn nên yêu cầu nó ngồi xuống, chờ con chó lạ đi qua, rồi tiếp tục hành trình. Sau vài tuần, nếu cún cưng không còn lẩn trốn khi thấy chó lạ, bạn có thể cho nó đến gần để làm quen với những con chó khác.


Khi có khách đến thăm nhà, bạn nên chủ động chia sẻ với khách tình trạng của chú cún và dặn dò họ nên giữ khoảng cách và chờ cho nó tự nguyện đến làm quen. Nếu nó có ý lẩn trốn, bạn hãy chân thành nhờ khách tiếp tục giữ khoảng cách và khuyên không nên lại gần vì chó có thể cảm thấy sợ hãi và cắn khách để tự vệ.


4. Tuyệt đối không áp dụng hình thức trừng phạt khi chó có hành vi sai trái


Khi phát hiện chó làm gì sai ý, bạn nên dùng mệnh lệnh "không" để dạy kỷ luật cho nó. Những chú chó đang mắc chứng sợ hãi lo âu sẽ rơi vào tình trạng tệ hơn nếu bị la mắng hoặc đánh đập mỗi lần nó làm gì sai.


Áp dụng mệnh lệnh "không" thường xuyên sẽ giúp chó hiểu những gì không được phép làm trong nhà, ví dụ như đánh dấu lãnh thổ, đi vệ sinh sai chỗ, cắn phá đồ vật trong nhà,...

Comments


bottom of page