top of page
Tìm kiếm
Ảnh của tác giảHoa Nguyen

Jesse Peterson: “Giờ đây chúng ta không nhìn lên trời nữa!”

Đã từng tham gia chiến tranh ở Afghanistan với tư cách là một người lính Canada, Jesse Peterson sau đó chọn điểm dừng chân lâu dài để chữa lành tâm hồn cho mình tại Việt Nam. Ở đây hơn 10 năm, trải qua nhiều thăng trầm nhưng may mắn thay, anh đã tìm được ý nghĩa cuộc sống nhờ những công việc mà anh đang đặt nhiều tâm huyết, cùng với việc hiểu ra rằng cuộc đời chỉ có giá trị khi bản thân sống đúng với những gì mình mong muốn.


Đã từng tham gia chiến tranh ở Afghanistan với tư cách là một người lính Canada, Jesse Peterson sau đó chọn điểm dừng chân lâu dài để chữa lành tâm hồn cho mình tại Việt Nam. Ở đây hơn 10 năm, trải qua nhiều thăng trầm nhưng may mắn thay, anh đã tìm được ý nghĩa cuộc sống nhờ những công việc mà anh đang đặt nhiều tâm huyết, cùng với việc hiểu ra rằng cuộc đời chỉ có giá trị khi bản thân sống đúng với những gì mình mong muốn.

Jesse Peterson là một cây bút chuyên viết hài châm biếm mang góc nhìn riêng biệt về các vấn đề nhức nhối trong xã hội. Anh cũng là người sáng lập Trôi Academy - một cộng đồng mà tất cả mọi người khi đến đều tạm dừng “nhìn vào màn hình”, chỉ tập trung cho các kỹ năng giúp phát triển bộ não, thúc đẩy sức bền tinh thần, thể chất và hàn gắn sợi dây liên kết giữa người với người.


Chào anh Jesse, bên cạnh viết bài cho các báo và diễn các show hài độc thoại, được biết anh cũng đang dạy cho một trường tiểu học tại Việt Nam. Anh có thể chia sẻ thêm về công việc này?


Tôi đang dạy cho một trường tiểu học ở Nhà Bè. Lúc mới bắt đầu, hầu hết các em học sinh đều không thể giao tiếp dù đã học tiếng Anh liên tục trong nhiều năm. Khi tôi hỏi những câu đơn giản như “buổi sáng ăn gì”, “thức dậy lúc mấy giờ”, các bạn không trả lời được. Điều đó khiến mình suy nghĩ khá nhiều.


Chúng ta hay quan niệm rằng, đã học thì phải càng khó càng tốt, không được vui vẻ. Nhưng khi bạn cảm thấy vui với thứ gì, kiến thức sẽ dễ vào đầu hơn vì bạn đã kết nối được với cảm xúc của chính mình. Bộ não sản sinh ra các hormone giúp gia tăng sự tập trung, từ đó đạt được trạng thái dòng chảy (trong tiếng Anh gọi là "flow state", chỉ việc hoàn toàn đắm mình vào hoạt động đang diễn ra).

Tương tự với việc một chú khỉ bước vào khu rừng và đột nhiên thấy cái cây ăn quả đầy trái, khỉ sẽ vô cùng thích thú. Khi đó, não bộ của khỉ sản xuất ra các hormone như dopamine và serotonin, hay còn gọi là hormone hạnh phúc, giúp chú khỉ ghi nhớ vị trí cái cây nhanh hơn để lần sau dễ tìm kiếm.


Chương trình học nếu tạo ra nhiều căng thẳng, các em sẽ học vẹt, không giao tiếp được hoặc phải đi học thêm rất nhiều. Vì vậy tôi đã cố gắng thay đổi giáo trình học, đưa các phương pháp tự mình sáng tạo vào để các bạn tiếp cận với tiếng Anh một cách tốt hơn, có thể ứng dụng và đặc biệt tập trung thêm vào phép lịch sự khi giao tiếp. Ban đầu cũng gặp nhiều khó khăn từ phía nhà trường, vì họ đã quen với việc dạy theo sách giáo khoa. Có nhiều người phản đối và thậm chí muốn cho mình nghỉ việc. Nhưng sau một hồi cố gắng “đấu tranh”, cuối cùng họ cũng đồng ý để tôi tự thiết kế giáo trình học.


Vậy anh đã thiết kế lại chương trình học tiếng Anh để các em vừa có thể học ngôn ngữ, vừa hiểu cách giao tiếp sao cho lịch sự?


Đúng vậy, dù là tiếng Anh hay bất kỳ thứ tiếng nào, bên cạnh việc học ngôn ngữ, chúng ta còn cần để tâm đến cách giao tiếp sao cho lịch sự.


Ví dụ, mỗi văn hóa đều có cách hành xử khác nhau. Ở Việt Nam, chúng ta cần biết tuổi người khác để xưng anh/chị/chú/cô, nhưng ở nước ngoài lại không nên hỏi về tuổi tác, gia đình và các lựa chọn riêng tư. Tôi hay được hỏi những câu như: Bạn có gia đình chưa? Bao nhiêu con? Sao không có con? Lương của bạn được bao nhiêu?... Nhưng thực chất đây là những vấn đề mang tính cá nhân, là lựa chọn riêng tư của mỗi người.

Lĩnh vực giao tiếp là một nghệ thuật, nó thú vị và sâu sắc nhưng ít ai chịu học. Tôi thấy người Nhật làm khá tốt việc này. Khi cùng ngồi ăn uống chung, họ không chăm chăm nhìn vào màn hình điện thoại mà sẽ tương tác, mở lời chào với nhau. Tôi chia sẻ với học sinh rất nhiều về những điều như vậy, vì phép lịch sự là một thứ quan trọng chúng ta cần phải biết.


Không chỉ đi dạy học, anh còn là một cây bút chuyên viết châm biếm cho báo Tuổi Trẻ Cười. Nghệ thuật châm biếm lại không phải một điều dễ dàng vì nó đụng chạm đến các vấn đề nhạy cảm. Anh đã thích nghi với công việc này như thế nào?


Jesse viết châm biếm được gần 8 năm nhưng vẫn thấy đây là một nghề khó, một công việc nguy hiểm vì phải châm biếm người Việt, trong khi Jesse là người phương Tây. Nếu viết sai chính tả hoặc ngữ pháp thì bị sếp “la”, còn viết đúng vấn đề thì bị đối tượng châm biếm “ném đá”! Phải cân nhắc viết sao để không xúc phạm người khác nhưng vẫn khéo léo nêu được vấn đề, đối với tôi đây vẫn là một hành trình cần học hỏi liên tục.


Đã từng tham gia chiến tranh ở Afghanistan với tư cách là một người lính Canada, Jesse Peterson sau đó chọn điểm dừng chân lâu dài để chữa lành tâm hồn cho mình tại Việt Nam. Ở đây hơn 10 năm, trải qua nhiều thăng trầm nhưng may mắn thay, anh đã tìm được ý nghĩa cuộc sống nhờ những công việc mà anh đang đặt nhiều tâm huyết, cùng với việc hiểu ra rằng cuộc đời chỉ có giá trị khi bản thân sống đúng với những gì mình mong muốn.


Anh học cách hiểu về văn hóa bản địa nhờ những hoạt động hay cách tiếp cận nào?


Tôi học bằng cách đi diễn hài độc thoại, vì mình sẽ biết ngay cảm xúc của người ta như thế nào khi mình nói đùa. Nhìn biểu cảm của họ là thích thú hoặc tỏ ra bị xúc phạm, mình sẽ hiểu được vấn đề. Đó cũng là một cách để tôi kiểm nghiệm các câu chuyện cười của mình. Tôi ở Việt Nam đã 10 năm, nên cũng phần nào quan sát được văn hóa và cuộc sống nơi đây.


Dù đôi lúc gặp phải một số bình luận không hay nhưng anh vẫn nghĩ mình cần tiếp tục công việc viết châm biếm này?


Với tôi, châm biếm là để thay đổi thói xấu theo một cách vui vẻ. Khi cần góp ý điều gì, nếu chúng ta quát nạt, thậm chí “chửi thề”, bầu không khí sẽ trở nên căng thẳng và có thể mọi người không nhìn mặt nhau nữa. Nếu bạn bày tỏ quan điểm theo hướng vui vẻ, nhẹ nhàng, người khác sẽ đón nhận nó một cách tốt hơn.


Nhìn chung làm nghề này phải có lời khen lời chê, vì khi mình động đến các vấn đề nhạy cảm, một số người sẽ không thoải mái, lúc nào cũng có lời qua tiếng lại. Công việc này đòi hỏi sự tinh tế và hiểu biết về văn hóa, con người, mà không phải lúc nào tôi cũng làm tốt.

Khi nhắc đến các chủ đề tế nhị, tôi hay nhận được những bình luận như “ở đâu cũng có người tốt người xấu”, “ở đâu cũng có ăn trộm”... Hoặc họ sẽ bảo tôi là người Canada nên không thể hiểu sâu về người Việt, nặng hơn thì là “cần tẩy chay ông Tây này!”. Có người ủng hộ, có người “ném đá”, nhưng tốt nhất mình vẫn phải tiếp tục, không được bỏ cuộc vì mình muốn mọi người nhận thức ra một số vấn đề trong xã hội và tìm cách giải quyết.


Những lúc như vậy, có phải việc rèn luyện sức mạnh tinh thần cho bản thân là điều cần thiết, thưa anh?


Chính xác, đó cũng là lý do tôi thành lập Trôi Academy. Trong guồng quay thế giới nhanh chóng hiện nay, chúng ta thường dễ bị kích động hơn bởi những nỗi lo lắng và sợ hãi hằng ngày. Trôi dạy bạn cách rèn luyện tinh thần để trở nên vững vàng hơn qua việc cân bằng lại hormone. Chúng tôi thiết kế các hoạt động thể chất để học viên vận động cùng những bài tập liên quan đến thiền, giúp các bạn gia tăng lượng serotonin và dopamine trong não bộ.


Khi các hormone hạnh phúc này gia tăng trong não, nó đồng nghĩa với việc chúng ta không còn cảm thấy quá sợ hãi, tiêu cực hay dễ dàng lay chuyển vì những tác động xung quanh. Khi không còn lo lắng và sợ hãi, bạn sẽ sống vui vẻ, nhẹ nhàng, tự tin hơn và có thể chữa lành được những vấn đề về tinh thần.


Chúng tôi cũng tập trung vào sự kết nối giữa người với người. Ngày nay chúng ta đang dùng smartphone quá nhiều. Một số người thường bảo chúng ta phải “thực tế đi, đừng mơ mộng nữa". Và thực tế theo nghĩa ấy là sống với những quy chuẩn mà họ đặt ra, chạy theo tiền bạc, những xu hướng, sản phẩm mới nhất vừa ra mắt. Nhưng trong tiến trình này, nếu ta liên tục bắt kịp với nó trên từng chặng, ta sẽ đánh mất những gì thuộc về tính người của mình, như khả năng tập trung, sự quan sát hoặc kết nối sâu sắc với bản thân và với cộng đồng.



Ở Trôi, mọi người sẽ bỏ điện thoại xuống, chúng tôi trò chuyện và học hỏi cùng nhau hàng tiếng đồng hồ không gián đoạn. Khi được trải nghiệm những khoảnh khắc như vậy, võ não trước trán của chúng ta (prefrontal cortex) sẽ mở rộng ra, giúp mỗi người tập trung hơn vào các trải nghiệm hiện tại, trái ngược với việc sử dụng điện thoại đã làm bộ não của bạn nhỏ đi.

Giống với việc viết châm biếm luôn có ý kiến trái chiều, cá nhân tôi cũng gặp nhiều khó khăn khi đi dạy ở trường tiểu học, vì không phải học sinh nào cũng ngoan. Nhưng trước khi đến lớp, tôi tập thiền khoảng 30 phút, sau đó thực hành một số kỹ thuật thở để kiểm soát tâm trạng của bản thân. Chỉ như vậy tôi mới có thể đối diện và giúp các bạn học sinh trở nên tốt hơn.


Có phải trải nghiệm chiến tranh ở Afghanistan cũng đã phần nào giúp anh thay đổi cách nhìn nhận về cuộc sống hiện tại?


Những ngày tháng chiến tranh ở Afghanistan là khoảng thời gian khủng khiếp trong cuộc đời tôi, khi phải lần lượt chứng kiến đồng đội ra đi ngay trước mắt. Nó thay đổi toàn bộ quan điểm của mình về cuộc sống. Tôi dần nhận ra giá trị của sự sống và cái chết. Cuộc đời chỉ ý nghĩa khi bạn có thể trân trọng những khoảnh khắc tươi đẹp hiện tại và chia sẻ nó với những người bạn tốt xung quanh. Không phải vì tiền. Nếu tôi phải dành 50 năm trời để làm việc cật lực vì tiền, tôi sẽ quên mất thế giới ngoài kia đẹp đẽ và ý nghĩa nhường nào.


Ở Canada, bạn sẽ thấy những bầu trời đầy sao, chỉ toàn sao, vậy nên bạn hiểu được bản thân nhỏ bé vô cùng giữa vũ trụ bao la rộng lớn. Giờ đây chúng ta không nhìn lên trời nữa, ta chăm chú nhìn vào màn hình, nhưng nó vô tình khiến ta quên mất mình là ai, quên đi vị trí của mình trong thế giới.

Đã từng tham gia chiến tranh ở Afghanistan với tư cách là một người lính Canada, Jesse Peterson sau đó chọn điểm dừng chân lâu dài để chữa lành tâm hồn cho mình tại Việt Nam. Ở đây hơn 10 năm, trải qua nhiều thăng trầm nhưng may mắn thay, anh đã tìm được ý nghĩa cuộc sống nhờ những công việc mà anh đang đặt nhiều tâm huyết, cùng với việc hiểu ra rằng cuộc đời chỉ có giá trị khi bản thân sống đúng với những gì mình mong muốn.

Tôi không chắc mình có thể thành công với việc thay đổi giáo trình ngoại ngữ ở trường tiểu học, vì hiện giờ chỉ có mình tôi kiên trì với cách dạy mới này. Một số người nói với các em học sinh rằng, hãy học theo sách giáo khoa để bám sát đề bài kiểm tra. Học sinh thì dĩ nhiên sẽ quan tâm đến bài kiểm tra và điểm số hơn. Vì vậy rất khó để đoán trước kết quả, tôi chỉ biết rằng mình đã và đang tiếp tục cố gắng, và hy vọng rằng nhà trường sẽ thay đổi chương trình giáo dục để các em tiếp cận với tiếng Anh một cách tốt hơn.


Nếu thất bại, tôi nghĩ ít nhất mình đã cố gắng hết sức để làm thứ mình cho là cần thiết. Từ sau những trải nghiệm chiến tranh đau thương, tôi đã tự hứa với bản thân sẽ sống một cuộc sống đủ đầy theo cách của tôi và không bao giờ lãng phí cuộc đời mình thêm.


Nghe qua những chia sẻ này, có thể thấy anh đang rất tận hưởng cuộc sống hiện tại ở Việt Nam?


Jesse tự thấy hài lòng với chất lượng cuộc sống hiện tại, dù không kiếm ra nhiều tiền. Tôi khá nghèo là đằng khác, chỉ làm đủ để ăn. Nhưng tôi cũng có một ngôi nhà để ở, có những người bạn vô cùng vui vẻ và thú vị xung quanh. Tôi chưa có gia đình, ở độ tuổi hơn 40, nhưng hiện tại mọi thứ đối với mình đều ổn.


Xin chân thành cảm ơn anh vì cuộc trò chuyện này.


Ảnh: NVCC


Comments


bottom of page