top of page
Tìm kiếm

"Quản lý... sếp": Kỹ năng cần thiết giúp bạn thăng tiến và dễ được tăng lương

Cụm từ "quản lý sếp" nghe có vẻ kỳ lạ và buồn cười đối với rất nhiều người. Vì mô hình quản lý từ trên xuống được áp dụng phổ biến trong hầu hết các doanh nghiệp nên "quản lý sếp" theo hướng từ dưới lên lại khó hiểu đến mức ngược ngạo nhưng lại là một kỹ năng thiết thực giúp mang lại cơ hội thăng tiến và tăng lương.


Trong một khảo sát năm 2020 của trang tìm kiếm việc làm The Ladders, 88% các chuyên gia, nhân sự cấp cao khẳng định rằng "quản lý" được sếp cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ thành công trong sự nghiệp. 81% cho rằng kỹ năng này sẽ giúp bạn tăng lương và 86% tin chắc điều này sẽ dẫn đến thăng tiến về sau (1).


quản lý sếp, quản lý cấp trên, mối quan hệ với sếp, công sở, văn phòng, sự nghiệp, nhân viên

Khái niệm "quản lý" ở đây nghĩa là xây dựng một mối quan hệ công việc lành mạnh dựa trên sự tôn trọng và thấu hiểu lẫn nhau: Hiểu được điểm mạnh, điểm yếu, mục tiêu, cách làm việc và nhu cầu của bản thân lẫn của người lãnh đạo. Như vậy, việc "quản lý sếp" thực ra xuất phát từ mục đích tích cực nhằm có được những nguồn lực giúp hoàn thành công việc một cách tốt nhất để rồi giúp bạn có cơ hội thăng tiến và tăng lương.


"Sếp" không phải là kẻ thù


Ta thường đổ lỗi cho sự đối lập trong tính cách là nguyên nhân gây ra xung đột với cấp trên. Tuy nhiên, tính cách khác biệt chỉ đóng một phần rất nhỏ trong mối quan hệ cấp trên – cấp dưới. Thực tế, một số người rất thụ động trong việc xây dựng mối quan hệ và kết nối với người quản lý, bắt nguồn từ việc họ không nhận ra bản thân mình và cấp trên phụ thuộc vào nhau rất nhiều trong công việc: các thông tin của doanh nghiệp, các nguồn lực, tình hình hiện tại và những hạng mục ưu tiên trong thời gian tới…


quản lý sếp, quản lý cấp trên, mối quan hệ với sếp, công sở, văn phòng, sự nghiệp, nhân viên

Nhận ra điều này sẽ giúp chúng ta hiểu được không nên xem cấp trên như kẻ thù ở phía đối nghịch mà trái lại, là người ở cùng một "chiến tuyến". Thái độ đúng đắn với sếp nên là thái độ dành cho người "cùng hội cùng thuyền" với mình, không nên tìm cách chống đối trong mọi tình huống mà cũng không cần phải nhất nhất tuân theo (2).


"Quản lý sếp" thực ra là làm gì?


Mary Abbajay, tác giả cuốn sách Managing Up: How to move up, win at work, and succeed in any type of boss cho biết: "Nếu chúng ta điều chỉnh cấu trúc quyền lực thành cấu trúc quan hệ, chúng ta sẽ mở ra thế giới của sự lựa chọn và tự quyết. Trong một mối quan hệ, mọi người đều có quyền tự quyết" (3).


Bạn có thể xây dựng một mối quan hệ lành mạnh và hiệu quả với cấp trên bằng cách tập trung vào:

  • Cách làm việc

Biết rằng sếp có thói quen làm việc khác mình thôi là chưa đủ, bạn phải biết sự khác nhau đó cụ thể là như thế nào. Nắm rõ điều này sẽ giúp bạn làm việc ăn ý với sếp hơn đồng thời biết rằng mình có thể "ghi điểm" vào lúc nào.


Một số cấp trên có xu hướng thích được nghe tóm tắt công việc một cách trực tiếp để họ có thể đặt câu hỏi ngay lập tức. Một số khác lại muốn đọc văn bản báo cáo, sau đó mới gặp mặt để trao đổi. Cách làm việc của mỗi người cũng sẽ khác nhau: một số muốn được nắm được toàn bộ thông tin trong quá trình làm việc, một số khác lại chỉ quan tâm đến những nội dung trọng yếu. Quan sát, nhận biết phong cách làm việc của cấp trên và tìm kiếm điểm chung của cả hai sẽ giúp bạn xây dựng một cách làm việc phù hợp với sếp và với chính bạn.


quản lý sếp, quản lý cấp trên, mối quan hệ với sếp, công sở, văn phòng, sự nghiệp, nhân viên

Hoặc bạn có thể chủ động bắt chuyện khi đi chung thang máy, trước khi vào cuộc họp, trong lúc nghỉ giải lao… và đặt câu hỏi cho sếp về phong cách làm việc, thói quen giao tiếp. Biên tập viên Shabnam Banerjee-McFarland của nhà xuất bản Berrett-Koehler cho rằng giao tiếp dựa trên sự thấu hiểu phong cách của cấp trên sẽ đặt bạn và sếp vào cùng "chiến tuyến", giảm bớt cảm giác lo lắng của bạn khi làm việc chung và giúp các quy trình trở nên hợp lý, hiệu quả hơn (4).

  • Mong đợi của hai bên

Là cấp dưới, bạn có quyền mong đợi sếp đồng hành, hướng dẫn và hỗ trợ mình trong công việc. Ngược lại, ở vị trí cấp trên, mỗi người sếp cũng sẽ có những mong đợi về năng suất, thái độ, hiệu quả công việc… đối với nhân viên.


Ngoài việc hoàn thành công việc tốt và đúng thời hạn, hãy tìm hiểu xem sếp đang mong đợi gì khác ở bạn: Có muốn bạn báo cáo tình hình mọi lúc không hay mong bạn tự xử lý và quyết định? Có khuyến khích bạn đổi mới trong công việc không hay ưa chuộng sự an toàn theo quy chuẩn hơn? Đừng phỏng đoán mong đợi của sếp mà hãy chủ động tìm hiểu thông qua việc trao đổi chi tiết. Ngược lại, bạn cũng nên trao đổi với sếp về mong đợi của bản thân về việc được hỗ trợ, hướng dẫn hoặc được tự do sáng tạo, thay đổi và cải tiến (5).


quản lý sếp, quản lý cấp trên, mối quan hệ với sếp, công sở, văn phòng, sự nghiệp, nhân viên

Alison Green, tác giả cuốn sách Ask a Manager: How to Navigate Clueless Colleagues, Lunch-Stealing Bosses and Other Tricky Situations at Work chia sẻ: "Tôi thường nghe mọi người phàn nàn về việc người quản lý của họ thường xuyên huỷ cuộc họp. Khi tìm hiểu sâu hơn thì hoá ra nhân viên cũng không theo dõi sát sao để sắp xếp lại lịch. Họ phụ thuộc hoàn toàn vào sếp trong khi lịch làm việc của hai bên đều bận" (6).

  • Luồng thông tin

Thông thường, chúng ta không biết rõ sếp đang biết gì và muốn biết thêm điều gì, điều này dễ dẫn đến hiểu nhầm cũng như bỏ lỡ thông tin giữa hai bên. Chắc chắn rằng sếp bạn không muốn phải nghe thông tin từ người khác, thay vì trực tiếp từ bạn. Giấu diếm và tự xử lý các vấn đề phát sinh không phải là một lựa chọn tối ưu cho công việc, càng không phải là một lựa chọn đúng đắn thể hiện sự tôn trọng của bạn cho cấp trên. Do đó, nên thẳng thắn thông báo cho cấp trên mọi thay đổi, tiến triển trong quá trình làm việc, kể cả tin tốt lẫn tin xấu. Về phía mình, bạn có thể đề xuất các giải pháp riêng dựa trên chuyên môn và kinh nghiệm để hỗ trợ cho cấp trên.


quản lý sếp, quản lý cấp trên, mối quan hệ với sếp, công sở, văn phòng, sự nghiệp, nhân viên

  • Thái độ và cảm xúc

Thái độ thường gặp của đa số nhân viên đối với cấp trên của mình là khó chịu và chống đối các quyết định của họ. Hành vi này thường gặp ở những người cho rằng mình có kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vực chuyên môn. Vì vậy, việc phải phục tùng và nghe theo mọi mong muốn, yêu cầu từ cấp trên trở nên khó khăn và không hề dễ chịu với họ. Thậm chí, một số người coi sếp mình là trở ngại cho sự tiến bộ của công việc và bộ máy công ty.


Lại có một số nhân viên ở thái cực đối ngược hoàn toàn, họ kìm nén cảm xúc, thụ động và tuân theo 100% quyết định của cấp trên, kể cả đó là những quyết định thiếu khôn ngoan. Vì luôn muốn tỏ ra đồng tình với sếp nên những cá nhân này thường không đưa ra ý kiến đóng góp hay các thông tin đa chiều.


quản lý sếp, quản lý cấp trên, mối quan hệ với sếp, công sở, văn phòng, sự nghiệp, nhân viên

Cả hai trạng thái này đều không mang lại kết quả tích cực cho công việc, cấp trên và cả bạn. Việc bạn quá nghe lời và không can thiệp có thể gây ra tác hại lớn, trước hết nằm ở việc bạn để cho những quyết định tồi tệ xảy ra. Nếu bạn xem cấp trên như một "thế lực thù địch" và luôn tỏ thái độ "chống phá", điều duy nhất bạn tạo ra là một "cuộc chiến" cá nhân, không phải là kết quả công việc.


Tác giả Mary Abbajay cũng chia sẻ: "Thông qua việc quản lý ngược, bạn sẽ biết mình muốn và không muốn trở thành kiểu sếp nào trong tương lai" (7).

quản lý sếp, quản lý cấp trên, mối quan hệ với sếp, công sở, văn phòng, sự nghiệp, nhân viên

Để tránh rơi vào hai thái cực này, bạn phải hiểu xu hướng cảm xúc của bản thân. Nếu dự đoán được mình sẽ phản ứng thái quá với sếp, bạn có thể tập cách kiềm chế và từ đó tránh được những tình huống khó chịu. Hoặc nếu quá thụ động trong việc trao đổi, thảo luận với sếp, cách đơn giản nhất là tập dũng cảm lên mỗi ngày.

Comments


bottom of page