top of page
Tìm kiếm

Khi người mình yêu hướng nội, còn mình lại thích chốn đông người: Hướng nào để giải quyết?

Khi sống chung với nhau, các cặp đôi bắt đầu nhận ra cả hai có nhiều khác biệt về tính cách: Người hướng nội, còn người kia lại hướng ngoại. Một người cần ra ngoài để có thêm năng lượng, người còn lại cần ở nhà để sạc lại pin, vậy thì phải giải quyết như thế nào?


Trong cuốn sách Im lặng: Sức mạnh của người hướng nội trong một thế giới nói không ngừng (Quiet: The Power of Introverts in a World That Can't Stop Talking), tác giả Susan Cain cho rằng người hướng nội là những người có xu hướng tập trung vào cảm xúc và suy nghĩ của mình hơn là sự kiện xung quanh. Họ thường thích làm việc độc lập và có thể cảm thấy mệt mỏi khi phải giao tiếp với nhiều người trong một thời gian dài (1).


vợ chồng, cặp đôi, tình yêu, cãi nhau, tranh luận, thỏa hiệp, hướng nội, hướng ngoại, mâu thuẫn

Điều ấy đồng nghĩa với việc người hướng nội vẫn có nhu cầu trò chuyện cùng mọi người cũng như ra ngoài vui chơi. Tuy nhiên, họ nhanh chóng bị cạn kiệt năng lượng và mong muốn được có thời gian và không gian riêng tư để có thể "sạc" lại.


Ngược lại người hướng ngoại thấy thoải mái với việc trò chuyện với mọi người. Họ có nhu cầu được đi đây đó để lấy năng lượng từ thế giới bên ngoài và đó là lí do người hướng ngoại thường có xu hướng ưa thích những hoạt động ngoài trời, nơi đông người hơn.


vợ chồng, cặp đôi, tình yêu, cãi nhau, tranh luận, thỏa hiệp, hướng nội, hướng ngoại, mâu thuẫn

Việc có nhiều khác biệt trong lối sống khiến những cặp đôi không tìm được tiếng nói chung. Tuy nhiên, trong quãng đời dài kề cạnh nhau, cả hai cần phải học được cách chấp nhận đối phương, kể cả những việc nhỏ nhất như thói quen ra ngoài hay muốn ở nhà của nửa kia.

Tôn trọng tính cách của đối phương


Trước tiên, bạn cần chấp nhận bản tính của người bạn đời của mình và hiểu rằng cả hai có những khác biệt. Từ việc biết rõ tính cách của nhau, bạn sẽ không dồn ép người bạn đời hướng nội bằng việc ra ngoài ăn tối chỉ bởi vì bạn cảm thấy không gian ở nhà quá ngột ngạt.


vợ chồng, cặp đôi, tình yêu, cãi nhau, tranh luận, thỏa hiệp, hướng nội, hướng ngoại, mâu thuẫn

Theo một nghiên cứu khảo sát 300 người vào năm 2018, hơn một nửa (53,6%) người tham gia cho biết họ muốn trở nên hướng ngoại hơn, bất kể họ hướng nội ở mức độ nào và 82.2% người tham gia cho biết họ cảm thấy cần phải thể hiện những đặc điểm hướng ngoại trong cuộc sống hằng ngày thường xuyên hơn (2).


Báo cáo cũng cho biết gần như tất cả người tham gia khảo sát (96%) đều cho rằng trong xã hội hiện nay các đặc điểm hướng ngoại có giá trị hơn so với hướng nội. Việc cuộc sống của người hướng nội thường bị xã hội tác động khiến họ dần thu mình và mong muốn thay đổi. Thế nên, nếu người bạn đời của bạn mong muốn có một nơi để được là chính mình, hãy tôn trọng quyết định của họ.

Thỏa hiệp sao cho hiệu quả


Tiến sĩ John Gottman, một chuyên gia nghiên cứu về tình yêu, hôn nhân, nói: "Hãy nhớ rằng bạn chỉ có thể có sức ảnh hưởng nếu bạn chấp nhận ảnh hưởng từ người khác. Thỏa hiệp không bao giờ mang lại cảm giác hoàn hảo. Mọi người đều phải chấp nhận việc được và mất khi bước vào một cuộc thỏa hiệp. Điều quan trọng là bạn cảm thấy được hiểu, tôn trọng" (3).


vợ chồng, cặp đôi, tình yêu, cãi nhau, tranh luận, thỏa hiệp, hướng nội, hướng ngoại, mâu thuẫn

Ông cũng đề xuất một bài tập nhỏ để cả hai cùng thực hiện với nhau để đi tới quyết định cuối cùng. Bạn có thể thực hiện cùng với đối phương nếu cả hai đang không biết nên ra ngoài hay ở nhà nhé.


Bước 1: Xem xét lĩnh vực khiến bạn và người kia thường xuyên xảy ra xung đột. Vẽ hai hình bầu dục, cái này nằm trong cái kia.


Bước 2: Đặt vào hình bầu dục bên trong những ý tưởng, nhu cầu và giá trị mà bạn hoàn toàn không thể thỏa hiệp. Và ngược lại, hình bầu dục bên ngoài sẽ chứa các giá trị mà bạn cảm thấy có thể linh hoạt chấp nhận. Hãy cùng người ấy lập hai danh sách để so sánh.


Bước 3: Thảo luận về những vấn đề dưới đây:

  • Tầm quan trọng của các giá trị "không thể thỏa hiệp"?

  • Cảm xúc của anh/em là gì khi những điều trong hình bầu dục nhỏ bị xâm phạm?

  • Chúng ta có những cảm xúc, mục tiêu chung nào và làm sao để thực hiện chúng? (Cả hai cùng xem xét vùng linh hoạt của nhau và tìm điểm chung).

  • Anh/em có thể làm gì để giúp nhau bảo vệ những giá trị cốt lõi?

  • Liệu chúng ta có thể đạt được một thỏa hiệp tạm thời nào đó đối với về vấn đề này không?


vợ chồng, cặp đôi, tình yêu, cãi nhau, tranh luận, thỏa hiệp, hướng nội, hướng ngoại, mâu thuẫn
Hai hình bầu dục giúp thỏa hiệp vấn đề của Tiến sĩ John Gottman

Bạn nên dành thật nhiều thời gian trao đổi kỹ về các vấn đề trên khi cả hai không có xung đột và sẵn sàng lắng nghe nhau. Sau đó, nếu bạn cảm thấy mình và đối phương có thể đi đến thỏa thuận, hãy chấp nhận kết quả đó. Tôn trọng kết quả chính là bước tiền đề để tiến đến những thỏa hiệp về sau và mở ra một mối quan hệ đáng tin cậy.

Cùng lên kế hoạch


Nếu cả hai muốn được tận hưởng những khoảnh khắc bên nhau, hãy lên kế hoạch cho buổi hẹn mà ai cũng thấy thoải mái. Như đã đề cập, người hướng nội không ngại việc ra bên ngoài và trò chuyện cùng mọi người nên chắc hẳn điều đó chẳng có gì đáng lo ngại nếu người bạn đời ngỏ lời. Tuy nhiên, khi họ không muốn ở bữa tiệc nữa, hãy chấp nhận điều đó một cách vui vẻ.


vợ chồng, cặp đôi, tình yêu, cãi nhau, tranh luận, thỏa hiệp, hướng nội, hướng ngoại, mâu thuẫn

Lisa Olivera, nhà trị liệu hôn nhân và gia đình, chia sẻ: "Nếu bạn hướng ngoại và muốn tham dự một bữa tiệc, nhưng người vợ hoặc chồng hướng nội của bạn đang cảm thấy kiệt sức, hãy trò chuyện cùng nhau để có thể vừa đáp ứng nhu cầu được giao lưu của bạn, nhưng cũng đáp ứng nhu cầu sạc lại pin của đối phương" (4).


Các cặp đôi cũng có thể tạo ra những khoảng thời gian riêng ở nhà cùng nhau. Miễn là tất cả đều được lên kế hoạch trước và có sự đồng thuận, việc chấp nhận đi ra ngoài hay dành thời gian cho nửa kia trong không gian riêng tư sẽ không còn là vấn đề.

コメント


bottom of page