top of page
Tìm kiếm
Ảnh của tác giảLe Quynh Mai

Bạn đã hiểu đúng khái niệm "sức mạnh" chưa? Và làm sao luyện tập sức mạnh hợp lý?

Sức mạnh, hay còn gọi là sức lực, là một trong những thước đo thể lực thường dùng trong thể thao, có thể đo lường bằng đơn vị vật lý như newton, pounds, kilogram hoặc tấn.


Bạn đã hiểu đúng khái niệm "sức mạnh" chưa? Và làm sao luyện tập sức mạnh hợp lý?

Trong thể thao, sức mạnh giúp người tập có thể thực hiện một động tác với lực đẩy hoặc lực kéo mạnh hơn đối thủ, ví dụ như khi cầu thủ sút một trái bóng thật căng vượt nhịp bắt của thủ môn thì đó là nhờ họ đã tập sức mạnh cho đôi chân.

Sức mạnh là lực được tạo ra khi có tác động giữa hai vật. Trong Vật lý, chúng ta biết công thức tính sức mạnh (lực) = trọng lượng x gia tốc.


Như công thức nêu trên, khi tập sức mạnh, bạn sẽ dùng trọng lượng cơ thể hoặc một loại tạ chuyên dụng, chẳng hạn như: tạ cầm tay, tạ chân, áo có tạ, hoặc các dụng cụ khác. Huấn luyện viên thường lựa chọn một trong những hình thức luyện tập như sau:


1. Tập gia tốc


Tập gia tốc, còn được gọi là explosive movement, là những bài tập giúp cơ thể phóng về một hướng nhanh hơn. Tập gia tốc có thể giúp tay, chân, hoặc cả người di chuyển đường thẳng nhanh hơn, vì vậy tạo ra lực mạnh hơn khi tiếp xúc với một vật thể khác.


2. Tập lực xoay


Cơ thể của chúng ta có thể di chuyển đường tròn, vì thế tập xoay người sẽ giúp cơ thể tạo ra lực mạnh hơn khi tiếp xúc một vật thể khác. Đây là hình thức tập sức mạnh phổ biến trong võ thuật như boxing, MMA (Mixed Martial Arts - võ thuật tổng hợp), Muay Thai, và cũng được áp dụng trong môn bóng chày, và golf.


3. Tập lực bật


Đây là hình thức rèn luyện sức mạnh trong bóng đá, bóng bầu dục, bóng rổ và điền kinh. Lực bật giúp con người nhảy cao hơn và xa hơn.


4. Tập lực kéo


Tập lực kéo rất phổ biến trong bộ môn chèo thuyền, boxing, MMA (Mixed Martial Arts - võ thuật tổng hợp), và những môn võ thuật cần nắm và kéo đối thủ.


5. Tập lực đẩy


Lực đẩy giúp con người đạp xe nhanh hơn, cử tạ nặng hơn, đấm và đá mạnh hơn.


Bạn đã hiểu đúng khái niệm "sức mạnh" chưa? Và làm sao luyện tập sức mạnh hợp lý?

Tùy vào nhu cầu tập luyện mà người tập có thể dùng một dụng cụ hoặc kết hợp nhiều dụng cụ như:

  • Tạ: gồm có đòn gánh tạ (barbell), tạ đĩa, tạ cầm tay (dumbbell) hoặc tạ ấm (kettlebell).

  • Trọng lượng cơ thể (bodyweight).

  • Dây kháng lực (resistance bands).

  • Banh tạ (medicine ball).

  • Áo tạ (weighted vest).

  • Máy tập chèo thuyền, máy tập xe đạp, và các loại máy khác.

Lợi ích của luyện tập sức mạnh


Tuy luyện tập sức mạnh chủ yếu được vận động viên chuyên nghiệp sử dụng để thi đấu mạnh mẽ hơn đối thủ, cải thiện phản xạ và cải thiện bứt tốc... những bài tập này cũng có thể giúp chúng ta giảm chấn thương và giảm rủi ro té ngã.


Khi đã thuần thục các bài tập sức mạnh, bạn sẽ giảm rủi ro chấn thương khi sút một trái bóng, đấm bao cát, hoặc nhảy qua chướng ngại vật.

Câu hỏi thường gặp


Sức mạnh khác sức khỏe như thế nào?


Sức mạnh là lực tác động lên một vật thể khác, còn sức khỏe là khả năng di chuyển cơ thể không ngừng hoặc di chuyển một vật nặng từ điểm A đến điểm B.


Sức mạnh có giúp cơ bắp to lớn hơn?


Câu trả lời là không. Để kích thích cơ bắp phát triển, bạn cần phải luyện tập sức khỏe.


Bài tập sức mạnh phổ biến



Comments


bottom of page