Một nghiên cứu mới đây cho thấy những sự thật thú vị về nam và nữ khi sử dụng cầu thang bộ. Kết quả cho thấy rằng phụ nữ thường... dễ té ngã hơn nam giới khi sử dụng cầu thang và nguyên nhân của việc này cũng giúp giải mã nét đặc trưng tính cách của cả hai giới.
Thực tế là chúng ta có thể té ngã bất kỳ lúc nào trong đời, nhưng theo số liệu tổng hợp tại Hoa Kỳ thì ba nhóm dễ gặp tai nạn té ngã nhất là: trẻ em dưới 3 tuổi, thanh niên trong độ tuổi 20 và người trên 85 tuổi (1).
Đó cũng chính là lý do mà nhóm nghiên cứu ở một trường đại học đã thực hiện quan sát hành vi của những người lớn sử dụng cầu thang để tìm hiểu tại sao và bằng cách nào mà tai nạn xảy ra (4).
Họ quay lại những khoảnh khắc mà người đi bộ sử dụng cầu thang trong 2 trường hợp là thang chỉ có 2 bậc thang nhỏ và cầu thang với 17 bậc.
Sau khi quan sát 2671 người sử dụng thang bộ, trong đó có 2400 người trưởng thành (1470 nam và 1013 nữ), nghiên cứu đã kết luận và giải thích được lý do 80% phụ nữ té ngã khi sử dụng cầu thang (4).
Giải mã sự khác biệt giữa nam và nữ
Khi thực hiện phân tích, nhóm nghiên cứu phân tích ba yếu tố khác biệt về giới như sau:
Thứ nhất, thói quen sử dụng lan can.
Khi sử dụng cầu thang với nhiều bậc, một phần ba người đi bộ sẽ sử dụng tay vịn, nhưng phần lớn trong số đó là nam giới. Việc nữ giới không sử dụng tay vịn cũng phần nào giải thích chuyện họ dễ mất thăng bằng và té ngã hơn nam giới.
Khi không sử dụng tay vịn, nam giới thường chỉ bỏ tay vào túi quần, trong khi nữ giới lại cầm nắm một vật gì đó (thường là ly cà phê hay phụ kiện), cũng là những nguyên nhân gây xao nhãng khi đi xuống cầu thang.
Sự khác biệt thứ hai đến từ hành vi tương tác và giao tiếp.
Phụ nữ thường nói chuyện với người bên cạnh khi đi xuống cầu thang, nhiều hơn hẳn nam giới. Nghiên cứu cũng cho thấy phụ nữ thường đi cùng đồng nghiệp, bạn bè nhiều hơn, khiến họ dễ bị mất tập trung và té ngã khi đi cầu thang.
Tuy nhiên, khi cân nhắc theo hướng ngược lại, nam giới lại có xu hướng nguy hiểm hơn là bước dài hơn và bỏ bước khi đi cầu thang.
Ở điểm này, có thể thấy cả hai giới đều có nguy cơ mất thăng bằng khi làm việc riêng trong lúc đi xuống. Nghiên cứu quan sát được rằng cứ 5 trường hợp bị mất thăng bằng và ⅘ là do họ đang thực hiện một công việc khác, như đang nhắn tin bằng cả hai tay, nhìn vào điện thoại hoặc đang bỏ một món đồ vào túi.
Và thứ ba là yếu tố tổng hợp, vì nữ giới thường kết hợp nhiều yếu tố gây xao nhãng hơn khi sử dụng cầu thang.
Phụ nữ có thể vừa cầm đồ vật, vừa nhìn điện thoại khi đi cầu thang, hoặc mải nói chuyện mà không sử dụng lan can.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng cách chọn giày dép lại không phải một nguyên nhân.
Nhiều người cho rằng giày cao là nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc té ngã khi sử dụng cầu thang, tuy nhiên, điều đó không hoàn toàn chính xác. Chỉ có 1% nữ giới mang giày cao gót khi đi ở hai cầu thang. Những loại hình khác như dép kẹp - dễ dàng gây trượt chân cũng chiếm số lượng không đáng kể. Trong khi đó, phần lớn phụ nữ mang giày đế thấp (hơn 90%) khi đi thang bộ. Điều đó cho thấy giày dép không phải nguyên nhân chính dẫn đến việc té ngã ở nữ giới trong độ tuổi trưởng thành.
Những sự thật thú vị khác về việc "té" cầu thang bộ
Phần lớn mọi người sẽ không sử dụng tay vịn nếu cầu thang có năm bậc trở xuống. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ở mức độ này, mọi người cũng ít té ngã hơn (5). Nhưng khi sử dụng cầu thang với số bậc nhiều hơn, phần lớn mọi người cũng không dùng lan can và đây sẽ là nguyên nhân té ngã phổ biến.
Một trong những nguyên nhân được cho là đến từ việc ngại sự đụng chạm do dịch bệnh COVID-19 (6). Trong giai đoạn mọi người hạn chế chạm tay vào các đồ vật ở nơi công cộng bởi sự lây lan của dịch bệnh đã hình thành một thói quen không chạm. Các nhà khoa học cho rằng mọi người có thể tránh sử dụng tay vịn, nhất là ở nơi công cộng, vì đây là nơi thường xuyên bị người khác chạm vào; các bề mặt có thể dẫn đến lây bệnh truyền nhiễm (7). Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phụ nữ quan tâm đến vấn đề vệ sinh hơn nam giới (8), (9 ). Điều đó cũng gián tiếp giải thích được việc ít sử dụng lan can hơn và dễ té ngã hơn nam giới.
Đặc biệt, các nghiên cứu đều đã chỉ ra rằng việc nhắn tin khi sử dụng thang bộ là nguyên nhân của khoảng trường hợp té ngã (10). Tuy nhiên, cả hai giới đều có khả năng gặp chấn thương khi bị xao nhãng bởi yếu tố này, chứ không chỉ có nữ giới.
Chuyện giày dép chỉ chiếm tỉ lệ 7% té ngã ở độ tuổi 20, nhưng lại trở thành nguyên nhân chính dẫn đến té ngã ở những người lớn tuổi từ 45 trở lên (11), (12).
Khi giao tiếp với người đi cùng, phụ nữ cũng có xu hướng đi gần hơn đối phương so với đàn ông (13), nữ giới đi theo đôi nhiều hơn là nam giới (14). Họ cũng giao tiếp bằng ánh mắt thay vì chỉ nhìn đường như nam giới.
Comments