top of page
Tìm kiếm

Người già ăn ít: Quan niệm này liệu có còn đúng?

Bên cạnh suy nghĩ người già thường ngủ ít, nhiều người thường cho rằng càng lớn tuổi thì chúng ta càng ăn ít lại. Liệu điều này có chính xác và có cơ sở khoa học nào không? Đến với chuyên mục "giải thoại" hôm nay, LeLa Journal sẽ mang đến cho bạn một góc nhìn đa chiều hơn về vấn đề này.



5 yếu tố khiến chế độ ăn thay đổi theo thời gian


Có nhiều thứ sẽ thay đổi theo tuổi tác của chúng ta. Trong đó, 5 yếu tố đứng đầu ảnh hưởng trực tiếp đến việc ăn uống hằng ngày gồm:


1. Nhu cầu năng lượng giảm: Càng lớn tuổi, khả năng trao đổi chất của chúng ta chậm lại và do đó, nhu cầu tiêu thụ năng lượng cũng giảm đi (1).


2. Nhu cầu chất xơ giảm: Người lớn tuổi thường tiêu thụ lượng chất xơ ít hơn đôi chút so với người trẻ (2). Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý là rất nhiều người đang không nạp đủ lượng chất xơ mỗi ngày.


3. Nhu cầu uống nước tăng: Người lớn tuổi cần uống nhiều nước hơn, trong khi cảm giác khát lại giảm xuống và cơ thể giữ nước kém hiệu quả hơn (3).


4. Nhu cầu protein tăng: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi con người già đi, cơ thể trở nên ít hấp thu các axit amin do protein cung cấp hơn. Việc tăng lượng protein có thể giúp đảm bảo rằng các axit amin đó được hấp thụ với số lượng vừa đủ (4).


5. Nhu cầu canxi và vitamin B12 tăng: Người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn và do đó, cần nhiều canxi cũng như vitamin D hơn để duy trì hệ xương chắc khỏe (5). Khả năng hấp thụ vitamin B12 cũng giảm nên cần nạp vào một lượng nhiều hơn (6).


Dựa trên những nghiên cứu và phân tích trên, chúng ta thấy rằng càng lớn tuổi thì cơ thể con người cần nạp ít calo và chất xơ lại, nhưng lại cần thêm đạm, uống thêm nước, tiêu thụ nhiều vitamin và khoáng chất hơn.


Điều này xảy ra ở độ tuổi nào?


Tiến sĩ Susan B. Roberts, Phó Trưởng khoa Nghiên cứu Cơ bản tại Đại học Dartmouth (Hoa Kỳ) cho biết rằng: bắt đầu từ năm 19 tuổi, nhu cầu calo giảm xuống một chút mỗi năm - khoảng 11 calo mỗi năm đối với nam và 7 calo đối với nữ (7).

Tiến sĩ còn cho biết thêm, sự sụt giảm lượng calo tiêu thụ liên quan đến tuổi tác này thường dễ nhận thấy nhất ở độ tuổi 60 trở lên, có thể biểu hiện ở việc tăng cân hoặc ít thèm ăn hơn. Khi già đi, chúng ta có xu hướng mất cơ và tăng mỡ, và bộ não - với những hoạt động trao đổi chất mạnh nhất của cơ thể - sẽ thu nhỏ kích thước một cách tự nhiên. Như vậy, cơ thể cần ít năng lượng hơn.


Vậy nên, chúng ta cần đưa ra lưu ý với ông bà, cha mẹ của mình về việc quan sát chế độ ăn uống thường ngày khi bước vào giai đoạn này để có một cơ thể khỏe mạnh và ổn định hơn.



Những yếu tố nào còn ảnh hưởng đến dinh dưỡng


Nhu cầu dinh dưỡng, ngoài ảnh hưởng bởi tuổi tác, còn thay đổi dựa trên ba yếu tố sau:


1. Cân nặng và kích thước cơ thể: Kích thước cơ thể là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến nhu cầu calo của chúng ta, càng to lớn thì cơ thể càng cần nhiều calo hơn (8).


2. Cường độ vận động: Theo một nghiên cứu mới vào năm 2023, một người 40 tuổi nặng 90 kg cần 2.700 calories thì nếu anh ta vận động theo cường độ của một vận động viên thì sẽ cần tới 3.500 calories (9).


3. Giới tính: Cấu tạo cơ thể của nam và nữ cũng khác nhau, ảnh hưởng lớn đến mức độ đốt cháy calo trong một ngày (10).



Comments


bottom of page