top of page
Tìm kiếm

Giấc ngủ chỉ là 1 trong 7 kiểu nghỉ ngơi, vậy bạn đang thiếu loại nào?

Khi cảm thấy uể oải, hầu hết chúng ta đều muốn "đánh" một giấc để cơ thể tái tạo năng lượng. Tuy nhiên, giấc ngủ chỉ là một trong bảy hình thức nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể và tinh thần.


giấc ngủ, nghỉ ngơi, nghỉ dưỡng, 7 loại hình nghỉ ngơi, mệt mỏi, buồn ngủ, uể oải,

Năm 2017, trong cuốn sách Sacred Rest: Recover Your Life, Renew Your Energy, Restore Your Sanity, bác sĩ Saundra Dalton-Smith đã giới thiệu các hình thức nghỉ ngơi này, như sau:


1. Nghỉ ngơi thể chất (Physical rest)


Nghỉ ngơi thể chất bao gồm hình thức thụ động và chủ động. Nghỉ ngơi thụ động là dành thời gian cho giấc ngủ, kể cả những giấc ngủ ngắn. Còn nghỉ ngơi chủ động sẽ là các hoạt động mang tính phục hồi như yoga, các bài tập căng cơ hoặc massage giúp cải thiện tuần hoàn máu và tăng tính dẻo dai của cơ thể.


Tập yoga, thiền, giấc ngủ, nghỉ ngơi, nghỉ dưỡng, 7 loại hình nghỉ ngơi, mệt mỏi, buồn ngủ, uể oải, tinh thần

2. Nghỉ ngơi tinh thần (Mental rest)


Theo nhà tâm lý học Sheva Assar, tinh thần bị kiệt sức là một trạng thái mệt mỏi thường đi kèm với những thay đổi tiêu cực trong cách suy nghĩ, sự tập trung và trí nhớ. Tình trạng này có thể bắt nguồn từ việc bạn đang đặt quá nhiều kỳ vọng vào bản thân hoặc đang phải gánh vác những trách nhiệm không biết san sẻ cùng ai (1).


Để hỗ trợ cho việc nghỉ ngơi được hiệu quả, bác sĩ Dalton-Smith khuyến khích chúng ta nên có những khoảng giải lao ngắn trong khi làm việc hoặc viết nhật ký trước khi đi ngủ để giúp bản thân nhìn nhận lại cuộc sống hằng ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể dành thời gian trò chuyện với những người mình tin tưởng. Khi cảm xúc được giải tỏa, tinh thần của bạn sẽ trở nên phấn chấn hơn.


3. Nghỉ ngơi giác quan (Sensory rest)


Tập yoga, thiền, giấc ngủ, nghỉ ngơi, nghỉ dưỡng, 7 loại hình nghỉ ngơi, mệt mỏi, buồn ngủ, uể oải, tinh thần

Ánh đèn từ các thiết bị chiếu sáng, màn hình máy tính, điện thoại, tiếng ồn từ các cuộc trò chuyện khiến cho giác quan quá tải. Chỉ cần nhắm mắt lại một vài phút, tập trung hít thở, rời xa các thiết bị điện tử ít nhất 30-45 phút trước khi đi ngủ, giác quan của bạn được nghỉ ngơi từ những điều tưởng chừng đơn giản này. Phục hồi ngũ quan cũng sẽ giúp chúng ta cảm nhận được thế giới này sâu sắc hơn.


4. Nghỉ ngơi cảm xúc (Emotional rest)


Trong cuộc sống và công việc chúng ta thường phải che giấu cảm xúc của bản thân khi gặp những vị sếp, khách hàng khó tính, các vấn đề gia đình khó nói. Những cảm xúc tiêu cực dần dồn nén, khiến ta có thể "phát nổ" bất cứ lúc nào và trở nên cáu kỉnh với người xung quanh.


Thay vì để "cú nổ" ấy xảy ra và cuốn phăng mọi mối quan hệ của mình, ngay từ bây giờ bạn hãy chủ động cho bản thân một khoảng thời gian và không gian để tự do thể hiện cảm xúc mà không phải làm hài lòng bất kỳ ai. Khi đạt đến giới hạn cảm xúc, bạn có thể đi ra ngoài ban công rồi tự nói với mình rằng: "Mình rất mệt, mình cần được nghỉ ngơi". Và bạn hãy thành thật trước câu hỏi: "Mình cảm thấy thế nào khi bị đối xử như vậy?" Đây là khoảnh khắc bạn để những cảm giác mâu thuẫn, rối bời bên trong được giải phóng và giúp những suy nghĩ tích cực có dịp phục hồi.


áp lực, Tập yoga, thiền, giấc ngủ, nghỉ ngơi, nghỉ dưỡng, 7 loại hình nghỉ ngơi, mệt mỏi, buồn ngủ, uể oải, tinh thần

5. Nghỉ ngơi xã hội (Social rest)


Loại hình này đòi hỏi chúng ta gạn lọc lại những mối quan hệ cả tích cực và tiêu cực, từ đó điều chỉnh thời gian cho chúng một cách phù hợp. Bạn chớ nên cả nể những mối quan hệ gượng ép. Thậm chí nếu thấy chúng quá độc hại, bạn nên chấm dứt hoặc giảm tương tác với những người thường xuyên mang đến cho bạn sự căng thẳng.


Các nhà khoa học khám phá ra rằng các mối quan hệ lành mạnh với vợ chồng, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp là một trong những yếu tố quyết định con người có thoải mái hay không. Những ai kết nối bền chặt với mọi người xung quanh sẽ có hormone gây căng thẳng thấp hơn so với những người ít có mối quan hệ tốt (2). Robert Waldinger, nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard, khẳng định: "Những mối quan hệ tốt sẽ giúp cho cơ thể chúng ta khỏe mạnh và sống lâu hơn" (3).


6. Nghỉ ngơi sáng tạo (Creative rest)


đi dạo, Tập yoga, thiền, giấc ngủ, nghỉ ngơi, nghỉ dưỡng, 7 loại hình nghỉ ngơi, mệt mỏi, buồn ngủ, uể oải, tinh thần

Hình thức nghỉ ngơi này đặc biệt quan trọng đối với những ai đang phải tìm kiếm ý tưởng hoặc giải pháp mới trong công việc. Cách để đạt được trạng thái nghỉ ngơi sáng tạo là tham gia một số hoạt động nhẹ như đi dạo, đạp xe, đọc một cuốn sách yêu thích, thay đổi không gian làm việc. Vẻ đẹp từ thiên nhiên thoáng đãng sẽ truyền cảm hứng và động lực để chúng ta nảy ra những tư duy đột phá.


7. Nghỉ ngơi tâm linh (Spiritual rest)


Để cảm nhận được sự nghỉ ngơi về mặt tâm linh, bạn có thể cầu nguyện, thiền định, dành thời gian đi sâu vào thế giới nội tâm hoặc tham gia vào các hoạt động cộng đồng như làm từ thiện, tình nguyện. Những điều này giúp bạn tiến gần hơn đến việc tìm ra lý tưởng sống và các giá trị phù hợp cho bản thân.


Muốn biết mình đang cần hình thức nghỉ ngơi gì, bạn có thể thực hiện bài kiểm tra Rest Quiz

làm từ thiện, tình nguyện viên, Tập yoga, thiền, giấc ngủ, nghỉ ngơi, nghỉ dưỡng, 7 loại hình nghỉ ngơi, mệt mỏi, buồn ngủ, uể oải, tinh thần


Bạn cho rằng mình đang thiếu kiểu nghỉ ngơi nào?

  • Nghỉ ngơi thể chất

  • Nghỉ ngơi tinh thần

  • Nghỉ ngơi giác quan

  • Nghỉ ngơi cảm xúc

You can vote for more than one answer.


1 Comment


Guest
Jul 23, 2023

Mình cảm ơn vì bài viết, hữu ích lắm ạ.

Like
bottom of page